Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Kết quả nút mạch thận chọn lọc điều trị chảy máu sau tán sỏi thận qua da

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Kết quả nút mạch thận chọn lọc điều trị chảy máu sau tán sỏi thận qua da
Tác giả
Trần Quốc Hòa; Nguyễn Đình Bắc; Nguyễn Thế Anh
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
1
Trang bắt đầu
88-92
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Mục đích của nghiên cứu này là mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của các bệnh nhân chảy máu sau TSQD và đánh giá kết quả nút mạch thận chọn lọc trong điều trị biến chứng này. Chúng tôi tiến hành một nghiên cứu mô tả hồi cứu với 32 bệnh nhân được nút mạch thận chọn lọc để điều trị chảy máu sau TSQD trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 5 năm 2023. Tuổi trung bình của bênh nhân trong nghiên cứu là 51,6 ± 10,3 tuổi và 11 bệnh nhân (34,4%) có các bệnh lý mãn tính kèm theo. Khoảng thời gian từ lúc TSQD đến lúc phát hiện chảy máu là 11,3 ± 7,6 ngày. Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là đái máu (100%), đau thắt lưng (56,3%), chảy máu qua dẫn lưu thận (15,6%) sốc mất máu (9,4%). Mức giảm Hb TB là 3,4 g/dl và có 37,5% bệnh nhân phải truyền máu. Có 29 bệnh nhân (90,6%) được chụp CLVT trước nút mạch và 28 bệnh nhân trong số này (96,6%) phát hiện được các tổn thương trên CLVT. Vị trí nhánh mạch tổn thương thường gặp nhất là cực giữa với tỷ lệ là 41,7% và loại tổn thương thường gặp nhất là giả phình mạch (62,5%). Loại vật liệu nút mạch được sử dụng nhiều nhất là keo sinh học (75,0%). Có 31 bệnh nhân (96,9%) chỉ cần 1 lần can thiệp nút mạch và 1 bệnh nhân (3,1%) cần phải can thiệp mạch lần 2. Tỷ lệ thành công sau lần can thiệp mạch thứ nhất và thứ 2 lần lượt là 96,9% và 100%. Có 43,8% bệnh nhân có biểu hiện hội chứng sau nút mạch. Thời gian nằm viện sau nút mạch là 5,8 ± 3,6 ngày. Từ kết quả thu được cho thấy, nút mạch thận chọn lọc là phương pháp an toàn và hiệu quả trong điều trị chảy máu sau TSQD.

Abstract

The purpose of this study was to describe the clinical and laboratory features evaluate the therapeutic efficacy and safety of superselective renal arterial embolization (SRAE) in the treatment of patients with renal hemorrhage after percutaneous nephrolithotomy (PCNL). From January 2019 to May 2023, data of 32 consecutive patients with SRAE management of post-PCNL hemorrhage were retrospectively analyzed. The mean age of patients was 51.6 ± 10.3 years and There were 11 patients (34.4%) who had chronic diseases. The mean interval between surgery and the angiography was 11.3 ± 7.6 days. Hematuria was the most common symptom (100%), followed by flank pain (56.3%), red fluid in the drainage bag (15.6%) and 3 patients (9.4%) with blood loss shock. The mean reduced hemoglobin was 3.4 g/dl and blood transfusion rate was 37.5%. There were 29 patients (90.6%) who received computed tomography (CT) before angiography and 28 out of total patients (96.6%) detected bleeding foci. The most common bleeding site was mid-pole with 43.8% and the most common angiographic finding was pseudoaneurysm (62.5%). Bio glue was the most commonly used plug material (75.0%). There were 31 pastients (96.9%) required only one session of SRAE and 1 patient (3.1%) needed two sessions. The initial success rate of embolization was 96.9% after the first SRAE and this figure rose to 100% after second SRAE. There were 43.8% patients presenting with post-embolization syndrome. Post-embolization hospital stay was 5.8 ± 3.6 days. It was evident from the study that SRAE is an efficacious and safe procedure in treatment of post-PCNL hemorrhage.