Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Kết quả phẫu thuật nối niệu quản – niệu quản điều trị bệnh thận niệu quản đôi hoàn toàn ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Kết quả phẫu thuật nối niệu quản – niệu quản điều trị bệnh thận niệu quản đôi hoàn toàn ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương
Tác giả
Nguyễn Thị Mai Thủy; Nguyễn Phương Thảo
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
3
Trang bắt đầu
22-26
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Đánh giá kết quả phẫu thuật nối niệu quản – niệu quản điều trị thận niệu quản đôi hoàn toàn ở trẻ em. Đối tượng và phương pháp: Hồi cứu mô tả trên 37 bệnh nhân được phẫu thuật nối niệu quản – niệu quản điều trị thận niệu quản đôi hoàn toàn tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 1/2018 – tháng 6/2022. Kết quả: Tỉ lệ nam/ nữ là 1/3,6. Tuổi trung bình 20 ± 19 tháng (2 – 72 tháng tuổi). Biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất là nhiễm khuẩn tiết niệu chiếm 54%. Kết quả phẫu thuật: thời gian mổ trung bình là 82,8 phút, tổn thương chủ yếu là giãn niệu quản đơn vị thận trên (94,6%). Không có biến chứng chảy máu hay tổn thương đơn vị thận dưới, có 1 trường hợp áp xe tồn dư sau mổ. Thời gian nằm viện trung bình sau mổ là 3,3±1,3 ngày. Theo dõi sau mổ có 34/37 bệnh nhân (91,9%) kết quả tốt: lâm sàng không triệu chứng, đài bể thận niệu quản không giãn hoặc giảm kích thước với trước mổ. Kết luận: Phẫu thuật nối niệu quản – niệu quản là phẫu thuật an toàn, tỉ lệ biến chứng thấp, có tính khả thi và hiệu quả phù hợp với đặc điểm hình thái bệnh lý.

Abstract

Complete duplication of the renal collecting system is a common congenital anomaly in the pediatric urological system. The surgical intervention is determined based on the morphological characteristics of each patient's pathology. Various surgical methods have been employed with the aim of preserving renal function and minimizing kidney resection. Ureteral-ureteral anastomosis surgery is one commonly applied method. Objective: Evaluate the surgical outcomes of ureteral-ureteral anastomosis in the treatment of complete duplication of the renal collecting system in children. Subjects and Methods: A retrospective analysis of 37 patients who underwent ureteral-ureteral anastomosis surgery for complete duplication of the renal collecting system at the National Children's Hospital from January 2018 to June 2022. Results: The male-to-female ratio was 1:3.6. The average age was 20 ± 19 months (2 – 72 months). The most common clinical presentation was urinary tract infection, accounting for 54%. Surgical outcomes included an average operating time of 82.8 minutes, with the main injury being dilation of the upper renal unit (94.6%). No cases of bleeding or injury to the lower renal unit were reported, with one case of residual obstruction postoperatively. The average postoperative hospital stay was 3.3±1.3 days. Postoperative follow-up showed favorable outcomes in 34 out of 71 patients (91.9%): no clinical symptoms, non-dilated or reduced size of the renal collecting system compared to preoperative conditions. Conclusion: Ureteral-ureteral anastomosis surgery is a safe and effective procedure with low complication rates, feasibility, and positive outcomes.