Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Kết quả phẫu thuật sửa toàn bộ kênh nhĩ thất toàn phần tại Bệnh viện Tim Hà Nội

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Kết quả phẫu thuật sửa toàn bộ kênh nhĩ thất toàn phần tại Bệnh viện Tim Hà Nội
Tác giả
Hiền Nguyễn Sinh, Phong Nguyễn Hữu, Vinh Đào Quang, Hùng Nguyễn Đăng, Huy Đinh Xuân, Ngọc Nguyễn Minh, Trọng Đỗ Đức
Năm xuất bản
2022
Số tạp chí
39
Trang bắt đầu
37-46
ISSN
0866-7551
Tóm tắt

Kênh nhĩ thất toàn phần là một bệnh lý tim bẩm sinh phức tạp. Xu hướng hiện nay là tiến hành phẫu thuật sửa chữa triệt để trong thời gian sớm để tránh những triến triển bệnh lý mạch phổi và suy tim xung huyết. Nghiên cứu này nhằm: nhận xét đặc điểm và đánh giá kết quả phẫu thuật sửa toàn bộ kênh nhĩ thất toàn phần tại Bệnh viện Tim Hà Nội giai đoạn 2017 – 2020. Đối tượng phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả hồi cứu 62 BN được phẫu thuật sửa toàn bộ kênh nhĩ thất toàn phần tại Bệnh viện Tim Hà Nội từ tháng 1/2017 đến tháng 12/2020. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS22. Kết quả: tuổi trung bình tại thời điểm phẫu thuật là 17,56 ± 30,85 tháng, 59,7% có kiểu hình Down. 32,2% dùng kỹ thuật một miếng vá, 6,5% dùng kỹ thuật một miếng vá cải tiến, và 61,3% dùng kỹ thuật hai miếng vá. Biến chứng hay gặp nhất sau mổ là viêm phổi (40,32 %) các biến chứng khác bao gồm: tràn dịch màng tim, màng phổi (14,52 %), Block nhĩ thất độ III (9,67 %), suy thận cấp (6,45 %). 3 trường hợp (4,8%) phải mổ lại sớm, 1 trường hợp tử vong phẫu thuật (1,6%). Tỷ lệ sống sau mổ 1 năm và 5 năm là 96,8%. Kết luận: kết quả sửa toàn bộ bệnh lý kênh nhĩ thất toàn phần tại Bệnh viện Tim Hà Nội cho thấy kết quả sớm và trung hạn tốt.

Abstract

Complete atrioventricular canal defect is a complex congenital heart disease. The current trend is to perform early complete repair to avoid the progression of pulmonary vascular disease and congestive heart failure. We sought to describe characteristics and evaluate outcomes of definitive repair of complete atrioventricular canal defect at Hanoi Heart Hospital from 2017 to 2020. Methods: a retrospective descriptive study of 62 patients who underwent definitive repair of complete atrioventricular canal defect at Hanoi Heart Hospital from January 2017 to December 2020. Data processing using SPSS 22 software. Results: mean age at the time of surgery was 17.56 = 30.85 months. 59.7% had Down phenotype. The type of surgical repair was single-patch technique (32.2%), modified single-patch technique (6.5%), and two-patch technique (61.3%) The most common postoperative complication is pneumonia (40.32%) and other complications include: pericardial effusion or pleural effusion (14.52%), third-degree AV block (9.67%), acute renal failure (6.45%). 3 cases (4.8%) required early reoperations, operative mortality was 1.6%. The overall estimated survival was 96,8% at 1 and 5 years. Conclusion: definitive repair of complete atrioventricular canal defect at Hanoi Heart Hospital has good early and medium-term results.