
Mục tiêu nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị các tổn thương gân duỗi ở vết thương bàn tay. Nghiên cứu gồm 42 bệnh nhân với 50 ngón tay tổn thương gân duỗi bàn tay phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn từ 08/2018 đến 05/2021. Kết quả,tuổi trung bình của bệnh nhân là 38.1; độ tuổi lao động (18-60 tuổi) chiếm 39/42 (92.9%) bệnh nhân; nam giới chiếm tỷ lệ cao với 37/42 bệnh nhân (88.1%). Tai nạn lao động là nguyên nhân của 2/3 số ca bệnh. Cơ chế tổn thương cắt do vật sắc nhọn chiếm tỉ lệ 88.1% (37/42 ca). Ngón 2 có tỷ lệ tổn thương cao nhất với 18/50 ngón tổn thương (36%), vùng tổn thương hay gặp nhất là vùng VI với 13/50 trường hợp (26%). Phương pháp khâu nối trực tiếp được áp dụng cho 49/50 trường hợp (98%) với kỹ thuật khâu thay đổi theo vùng và mức độ tổn thương gân,1 trường hợp vết thương mất đoạn gân được tạo hình bằng ghép gân. Kết quả xa đánh giá theo Miller2, kết quả tốt chiếm 38/50 ngón tay (76%). Kết luận, đặc điểm lâm sàng của các tổn thương gân duỗi bàn tay rất đa dạng, cần có sự phân loại chính xác các loại vết thương tổn thương gân để đưa ra kỹ thuật phục hồi có hiệu quả. Kỹ thuật khâu nối trực tiếp gân đơn giản, phục hồi gân dưỗi đạt kết quả cao.
This study aims to describe the clinical c-haracteristics and evaluate the treatment results of extensor tendon injuries in hand. The study was carried out on 42 patients with 50 fingers injured in the extensor tendon of the hand at Saint Paul General Hospital f-rom August 2018 to May 2021. Results: The average age of patients is 38.1 with working age (18- 60 years old) accounts for 92.9%. Man have a high incidence with 37/42 of case, up to 88.1%. Work-related accidents are the cause of 2/3 of the cases. The mechanism of cutting injury caused by sharp objects accounts for 88.1%. Index finger has the highest rate of injury with 18/50 of cases (36%) while the most common lesion is zone VI with 13/50 of cases (26%). Direct suture method was applied to 98% of cases with suturing technique varying by region of tendon injury, 1 case of wound with tendon gap was reconstructed by tendon grafting. Further results were assessed according to Miller2, good results accounted for 38/50 fingers (76%). Conclusion: The clinical c-haracteristics of extensor tendon injuries of the hand are very diverse. Therefore, it is necessary to accurately classify the types of tendon injuries in term of providing effective tendon rehabilitation techniques. The technique of direct tendon suture is simple with high results of tendon recovery achievement.
- Đăng nhập để gửi ý kiến