
Đánh giá kết quả sớm sau phẫu thuật Ross-Konno tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng-phương pháp nghiên cứu: Trong thời gian từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 5 năm 2022, nghiên cứu hồi cứu được tiến hành trên tổng số 20 bệnh nhân được phẫu thuật Ross-Konno tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Nhi Trung ương. Kết quả: Tuổi trung vị và cân nặng trung vị của các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu lần lượt là 1.02 tuổi (0.14 - 6.07 tuổi) và 7.75 kg (3.7 - 26 kg). Tỷ lệ nam/nữ là 15/5. Chẩn đoán trước phẫu thuật bao gồm: Hẹp van động mạch chủ nặng (8 bệnh nhân), hở van động mạch chủ nặng (2 bệnh nhân), thông liên thất-hẹp eo-hẹp nặng đường ra thất trái (4 bệnh nhân) và gián đoạn quai động mạch chủ -thông liên thất-hẹp nặng đường ra thất trái (4 bệnh nhân). Z-score trung bình của đường kính van động mạch chủ là -4.53 (-10.5, 0.75) đối với 16 bệnh nhân có tình trạng hẹp van động mạch chủ hoặc hẹp nặng đường ra thất trái trước phẫu thuật. Thời gian cặp động mạch chủ trung bình là 131 39.7 phút, thời gian chạy máy trung bình là 190 44 phút, thời gian thở máy trung bình là 168 giờ (16.5 – 2420 giờ). Tử vong sớm sau phẫu thuật có 1 bệnh nhân (5%) và tử vong muộn có 1 bệnh nhân (5%). Kết quả kiểm tra siêu âm tim lần cuối cho thấy có 1 bệnh nhân hở van động mạch chủ trung bình-nhẹ, tất cả các bệnh nhân còn lại hở van chủ rất nhẹ hoặc không hở. Thời gian theo dõi trung bình của nhóm nghiên cứu là 12 tháng (0.5 – 60 tháng), có 1 bệnh nhân cần can thiệp nong bóng điều trị hẹp nhánh động mạch phổi phải sau phẫu thuật. Tỷ lệ sống sót chung của nhóm nghiên cứu sau 5 năm là 88.2%. Kết luận: Kết quả sớm sau phẫu thuật Ross-Konno tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Nhi Trung ương là khả quan và hiệu quả. Cần một nghiên cứu với số lượng bệnh nhân lớn hơn và thời gian theo dõi dài hơn để đánh giá chính xác kỹ thuật này.
Evaluation of the short-term outcomes of Ross-Konno operation at Heart Center, Vietnam National Children’s Hospital. Methods: From August 2016 to May 2022, 20 consecutive patients underwe22nt Ross-Konno operation at Heart Center, Vietnam National Children’s Hospital was retrospectively reviewed. Results: The median age and median weight of the patients in our study were 1.02 years (0.14 - 6.07 years) and 7.75 kg (3.7 - 26 kg), respectively. There were 15 males and 5 females. Preoperative diagnosis was: severe aortic valve stenosis (8 patients), severe aortic valve insufficiency (4 patients), and coarctation of the aorta-ventricular septal defect-left ventricular outflow tract obstruction (4 patients). The preoperative median Z-score of the aortic valve was -4.53 (-10.5, 0.75) in 16 patients who have aortic valve stenosis of left ventricular outflow tract obstruction. The mean aortic cross-clamp time was 131 39.7 minutes, the mean bypass time was 190 44 minutes, and the ventilation time was 168 hours (16.5 – 2420 hours). In-hospital mortality was 5% (1 patient) and late mortality was 5% (1 patient). The latest echocardiography showed 1 patient have mild-moderate aortic valve insufficiency, and all survivor have none or trivial aortic valve insufficiency. The median time of follow-up was 12 months (0.5 – 60 months), with 1 patient requiring reintervention due to right pulmonary stenosis. The survival of these patients was 88.2% at 5 years of follow-up. Conclusions: Primary results of the Ross-Konno operation at Heart Center, Vietnam National Children Hospital were good and effective. Another study with longer follow-up and a bigger number of patients was essential.
- Đăng nhập để gửi ý kiến