Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Khảo sát các dạng rãnh liên thùy phổi ở người Việt Nam trưởng thành bằng chụp cắt lớp vi tính

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Khảo sát các dạng rãnh liên thùy phổi ở người Việt Nam trưởng thành bằng chụp cắt lớp vi tính
Tác giả
Nghiêm Phương Thảo; Tạ Minh Sơn; Nguyễn Đại Hùng Linh
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
1B
Trang bắt đầu
77-81
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Mô tả các dạng rãnh liên thùy phổi ở người trưởng thành bằng chụp cắt lớp vi tính và khảo sát mối liên hệ giữa các dạng rãnh liên thùy phổi với các yếu tố giới tính và vị trí hai bên phổi. Phương pháp: Đây là nghiên cứu cắt ngang, hồi cứu. Tất cả các bệnh nhân bệnh nhân là người Việt Nam, ≥ 18 tuổi, được chụp cắt lớp vi tính (CLVT) lồng ngực không hoặc có tiêm chất tương phản tại khoa chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Nguyễn Trãi từ 11/2023 đến 07/2023. Kết quả: Nghiên cứu gồm 300 trường hợp được chụp CLVT. Độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 50,61±13,51 (tuổi). Tỉ lệ nam và nữ tương đương nhau (50,67% và 49,33%). Có 199 biến thể rãnh liên thùy phổi hiện diện trên CLVT, chiếm khoảng 66,33%, trong đó rãnh liên thùy chính không hoàn toàn chiếm tỉ lệ cao nhất 44,67%. Trong 300 trường hợp khảo sát đều có rãnh ngang bên phải, trong khi đó rãnh chếch trái và rãnh chếch phải lần lượt là 99% và 98,33%. Theo phân loại của tác giả Craig và Walker [16], dạng I của rãnh liên thùy chính thường gặp nhất và chiếm ưu thế từ 81,67% trở lên, theo sau lần lượt là các dạng II, III và IV. Tỉ lệ các biến thể rãnh liên thùy bên phải cao hơn bên trái trừ rãnh phụ dưới bên trái cao hơn bên phải. Kết quả cho thấy biến thể rãnh liên thuỳ và rãnh liên thuỳ bên phải không có sự khác biệt giữa hai giới nam và nữ (p>0,05). Trong các biến thể rãnh liên thuỳ bên trái, chỉ có biến thể rãnh chếch trái không hoàn toàn ở nam (35 trường hợp chiếm 11,67%) cao hơn nữ (13 trường hợp chiếm 4,33%) có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết luận: Đặc điểm giải phẫu rãnh liên thùy phổi trên CLVT giúp bác sĩ lâm sàng hiểu rõ giải phẫu các phân thùy phổi nhằm hạn chế các nguy cơ, biến chứng trong và sau phẫu thuật.

Abstract

This study aims to describe the patterns of interlobar fissures in mature individuals through computed tomography and investigate the relationship between these fissure patterns, gender, and bilateral lung location. Methods: This is a retrospective cross-sectional study. All patients were Vietnamese individuals, aged ≥ 18, who underwent chest computed tomography with or without contrast enhancement at the Department of Diagnostic Imaging, Nguyen Trai Hospital, from November 2022 to July 2023. Results: The study encompassed 300 cases by computed tomography. The average age of the study group was 50.61±13.51 years. Gender distribution was nearly equal (50.67% male and 49.33% female). Among these cases, 199 variations of interlobar fissures were identified on CT scans, accounting for approximately 66.33%, with incomplete major interlobar fissures being the most prevalent at 44.67%. In all 300 cases, right horizontal fissures were consistently observed, while left oblique and right oblique fissures were detected in 99% and 98.33%, respectively. Utilizing Craig and Walker's classification, type I of the major interlobar fissure was the predominant classification, accounting for 81.67% or more, followed by types II, III, and IV. The prevalence of variations in the right lung exceeded those in the left, except for the left inferior accessory fissure, which surpassed its counterpart on the right. No significant gender differences were noted in the variations of major and right interlobar fissures (p>0.05). Among the variations in the left interlobar fissures, only the incomplete left oblique fissure was statistically significantly higher in males (35 cases, 11.67%) compared to females (13 cases, 4.33%) (p<0.05). Conclusion: Anatomical characteristics of interlobar fissures on computed tomography provide clinicians with a comprehensive understanding of lung lobe anatomy, aiming to reduce risks and complications during and after surgery.