Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Khảo sát đặc điểm chẩn đoán và điều trị áp xe thận ở trẻ em

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Khảo sát đặc điểm chẩn đoán và điều trị áp xe thận ở trẻ em
Tác giả
Phạm Ngọc Thạch; Đinh Nguyễn Hoài Thanh; Lê Nguyễn Yên; Trương Đình Khải
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
CD2
Trang bắt đầu
165-172
ISSN
1859-1868
Từ khóa nghiên cứu
Tóm tắt

Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị áp xe thận (AXT) ở trẻ em. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Báo cáo loạt trường hợp (TH) bệnh hồi cứu bệnh nhi bị AXT được điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 1/1/2015 đến 31/3/2023. Kết quả: Có 54 TH (29 nam, 25 nữ) được đưa vào nghiên cứu với tuổi trung vị là 6,4 (0,1 – 15) năm. Bất thường hệ tiết niệu và tiền căn nhiễm trùng tiểu là những yếu tố thuận lợi (YTTL) thường gặp. Sốt và đau hông lưng/đau bụng là các triệu chứng thường gặp. Các xét nghiệm tình trạng viêm (nồng độ CRP và số lượng bạch cầu trong máu) đều tăng cao. Tỉ lệ chẩn đoán chính xác AXT trên chụp cắt lớp vi tính (CLVT) ổ bụng có tiêm thuốc cản quang là 92,6% và siêu âm ổ bụng là 66,7%. Có 40 TH được được điều trị bảo tồn (ĐTBT) thành công và 14 TH được điều trị can thiệp (ĐTCT). Tỉ lệ ĐTCT cao hơn ĐTBT trong nhóm có khối áp xe đã vỡ lan vào khoang quanh thận và kích thước ổ áp xe lớn hơn 5 cm. Nhóm ĐTCT có thời gian hết triệu chứng ngắn hơn nhóm ĐTBT, trong khi thời gian sử dụng kháng sinh (KS) tĩnh mạch và thời gian nằm viện tương đương nhau. Kết luận: Bệnh nhi nghi ngờ bị AXT nên được chụp CLVT ổ bụng có tiêm thuốc cản quang để chẩn đoán. Tầm soát bất thường hệ tiết niệu đi kèm nên được tiến hành sau khi tình trạng lâm sàng ổn định. Can thiệp ngoại khoa ở bệnh nhi bị AXT nên được cân nhắc sớm trong những trường hợp AXT vỡ lan ra khoang quanh thận và kích thước ổ áp xe lớn hơn 5 cm.

Abstract

Investigating the clinical features, laboratory findings, and treatment outcomes of renal abscess in children. Patients and Research Methods: We analyzed retrospectively all pediatric cases of renal abscesses treated at Children's Hospital 2 from January 2015 to March 2023. Results: Fifty-four cases (29 boys, 25 girls) were included in the study with a median age of 6.4 (0.1 – 15) years. Urinary system abnormalities and history of urinary tract infections were common predisposing factors. Fever and flank/abdominal pain were the most common symptoms. Inflammatory markers (CRP levels and blood white cell count) were elevated. The diagnostic accuracy rate for renal abscess using contrast-enhanced abdominal CT was 92.6%, compared to 66.7% for abdominal ultrasound. Forty cases were successfully treated conservatively, while 14 cases required interventional treatment. The rate of interventional treatment was higher than conservative treatment in the group with abscesses that had ruptured into the perirenal space and abscesses larger than 5 cm. The interventional treatment group had a shorter time to symptom resolution compared to the conservative treatment group, while the duration of intravenous antibiotic use and hospital stay were similar between the groups. Conclusion: Children suspected of having a renal abscess should undergo abdominal CT scanning with contrast injection for diagnosis. Screening for concomitant urinary system abnormalities should be performed after the clinical condition stabilizes. Surgical intervention in pediatric patients with renal abscess should be considered early in cases where the abscess ruptures into the perirenal space and when the abscess size exceeds 5 cm.