Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Khảo sát mối tương quan giữa sự phân mảnh DNA tinh trùng và các chỉ số tinh dịch đồ ở người nam vô sinh tại bệnh viện bình dân

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Khảo sát mối tương quan giữa sự phân mảnh DNA tinh trùng và các chỉ số tinh dịch đồ ở người nam vô sinh tại bệnh viện bình dân
Tác giả
Hoàng Thị Thu Hiền; Mai Bá Tiến Dũng; Phạm Thị Như Uyên; Nguyễn Thành Tâm
Năm xuất bản
2023
Số tạp chí
SĐB
Trang bắt đầu
802-807
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Toàn vẹn DNA tinh trùng đóng vai trò quan trọng trong sự thụ tinh và phát triển phôi thai. Sự phân mảnh DNA tinh trùng (SDF) là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến vô sinh nam. Phân tích tinh dịch đồ thông thường chỉ cung cấp tổng quan về chất lượng tinh trùng nhưng không phản ánh được sự toàn vẹn DNA tinh trùng. Do đó, đánh giá sự phân mảnh DNA tinh trùng bên cạnh tinh dịch đồ sẽ cung cấp đầy đủ hơn thông tin về chất lượng tinh trùng ở người nam vô sinh. Khảo sát sự phân mảnh DNA tinh trùng và mối tương quan với các thông số của tinh dịch đồ. Nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên bệnh nhân nam vô sinh được đồng thời xét nghiệm tinh dịch đồ và đánh giá sự phân mảnh DNA tinh trùng tại khoa Nam học, bệnh viện Bình Dân từ tháng 6/2022 đến tháng 10/2022. Nghiên cứu thực hiện trên 105 người nam vô sinh. Nghiên cứu ghi nhận phần trăm phân mảnh DNA tinh trùng là 21.12% ± 15.08% và có mối tương quan nghịch với mật độ (R = -0.471, p < 0.0001), độ di động tiến tới (R = -0.540, p < 0.0001) và hình dạng bình thường của tinh trùng (R = -0.521, p < 0.0001). Bên cạnh đó nghiên cứu cho thấy SDF cao hơn đáng kể giữa nhóm oligospermia và nhóm có mật độ bình thường (29.7, IQR: 17.3 – 46.6 và 15.8, IQR: 11.2 – 21.7, p = 0.0002). Tương tự, SDF ở nhóm teratospermia cao hơn nhóm bình thường về hình dạng (19.5 ± 15.9 và 12.6 ± 9.92, p = 0.001). Nghiên cứu cho thấy có mối tương quan giữa sự phân mảnh DNA với mật độ, độ di động tiến tới và hình dạng bình thường của tinh trùng. Việc kết hợp phân tích tinh dịch đồ cùng với sự phân mảnh DNA tinh trùng giúp đánh giá đầy đủ hơn về chất lượng tinh trùng ở nam giới vô sinh.