
Mục tiêu: khảo sát quan điểm và đánh giá của bác sĩ về chức năng cảnh báo liều dùng dựa trên hệ thống hỗ trợ quyết định lâm sàng (Clinical Decision Support System - CDSS) tại Bệnh viện Hữu Nghị. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang sử dụng bộ câu hỏi tự xây dựng, sử dụng thang Likert 5 điểm để khảo sát về quan điểm, đánh giá của các bác sĩ lâm sàng về chức năng cảnh báo về liều dùng qua CDSS. Kết quả: tỷ lệ phản hồi của nghiên cứu là 54,0% (101 trên 187 tổng số bác sĩ trong bệnh viện) với 63,4% bác sĩ thuộc khối điều trị Nội. Đa số các bác sĩ đánh giá cao về chức năng cảnh báo về liều dùng trên các khía cạnh gồm: giao diện (4,37/5), chất lượng thông tin (4,12/5), chất lượng công nghệ (4,07/5) và tác động chung của hoạt động cảnh báo đến quá trình thực hành kê đơn (4,07/5). Ngoài ra, có 70,8% bác sĩ phản hồi nhu cầu có thêm thông tin về giải pháp thay thế khi gặp cảnh báo. Đối với các cảnh báo về liều dùng của metformin, rosuvastatin và trimetazidin, nguyên nhân chính khiến bác sĩ không chấp nhận cảnh báo là do các e ngại liên quan đến ý nghĩa lâm sàng trên bệnh nhân. Một số ý kiến cho rằng cảnh báo chỉ dựa trên chức năng thận tại một thời điểm, chưa đủ cơ sở để phải ngừng kê/giảm liều của thuốc. Kết luận: nhìn chung, các bác sĩ đánh giá rất cao nội dung, ý nghĩa và tác động của hệ thống cảnh báo về liều dùng trên CDSS đến quá trình kê đơn. Tuy nhiên, bên cạnh vấn đề ý nghĩa lâm sàng trên bệnh nhân cần được làm rõ trong cảnh báo thì sự tư vấn từ các dược sĩ lâm sàng là rất cần thiết để tăng tỷ lệ chấp thuận với cảnh báo.
Objectives: To identify physicians' perspectives and evaluations on the dose-related alerts based on the Clinical Decision Support System (CDSS) at Friendship Hospital. Methods: A cross-sectional descriptive study was conducted using a self-constructed questionnaire with a 5-point Likert scale to survey the opinions and evaluations of physicians. Results: The response rate of the study was 54.0% (101 out of 187 total physicians in the hospital), with 63.4% of the physicians belonging to the Internal Medicine departments. The majority of physicians rated the dose alert highly on various aspects, including interface (4.37/5), quality of information (4.12/5), technology quality (4.07/5), and overall impact of alerts on the quality of prescribing (4.07/5). Furthermore, 70.8% of physicians expressed a need for additional information on alternative solutions when encountering alerts. For dose alerts related to metformin, rosuvastatin, and trimetazidine, the main reason why physicians did not accept the alerts was due to concerns regarding their clinical significance for patients. Some physicians felt that the alerts were based solely on renal function at a particular time, which was not sufficient grounds to stop or reduce medication dosages. Conclusion: Overall, physicians highly appreciated the content presented in each dose alert on CDSS. They also believed that the alert system positively impacted the quality of prescribing for patients. However, besides the issue of clinical significance for patients needing clarification in alerts, consultation from clinical pharmacists is necessary to increase acceptance rates of alerts.
- Đăng nhập để gửi ý kiến