Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Khảo sát tình trạng mô gân bảo quản tại lab công nghệ mô ghép – Trường Đại học Y Hà Nội giai đoạn 2010 – 2020

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Khảo sát tình trạng mô gân bảo quản tại lab công nghệ mô ghép – Trường Đại học Y Hà Nội giai đoạn 2010 – 2020
Tác giả
Nguyễn Thị Tân; Lê Thị Hồng Nhung
Năm xuất bản
2021
Số tạp chí
2
Trang bắt đầu
144-148
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Khảo sát tình trạng mô gân bảo quản tại Lab Công nghệ mô ghép – Trường Đại học Y Hà Nội giai đoạn 2010 – 2020. Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang trên tất cả các mẫu gân được bảo quản tại Lab công nghệ mô ghép - Trường Đại học Y Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2010 – 2020. Kết quả: Có 2139 mẫu mô gân được bảo quản trong đó có 2012 (94,1%) mẫu đã được sử dụng. Tỉ lệ bảo quản gân Achille và gân bánh chè chiếm cao nhất 2 năm 2010 và 2011 (60% và 32%), nhưng giảm dần trong những năm gần đây (năm 2020 là 9,7% và 4,3%). Trong khi đó, gân cẳng tay, từ năm 2010 và 2011 còn chưa được bảo quản tới năm 2020 tỷ lệ này tăng lên là 29,7%. Gân cẳng chân có sự tăng mạnh từ 4% trong năm 2010 lên 56,2% năm 2020 đặc biệt năm 2019 còn chiếm tới 80,9%. Tỷ lệ các loại mô gân được sử dụng qua các năm có sự thay đổi lớn, gân Achille và gân bánh chè năm 2010 (64% và 32%), năm 2011 (69,9% và 18,5%) có tỷ lệ được sử dụng cao thì tới năm 2020 tỷ lệ này giảm đáng kể chỉ còn 6% gân Achille và 0% gân bánh chè được sử dụng. Trái lại, năm 2010 chỉ có 4% gân cẳng chân, chưa có gân cẳng tay được sử dụng, thì tới năm 2020 tỷ lệ này lần lượt là 60,7% và 33,3%. Kết luận: Trong giai đoạn 2010 – 2020, các mẫu mô gân đồng loại được bảo quản theo quy trình lạnh sâu tại Lab Công nghệ mô ghép - Trường đại học Y Hà Nội khá đa dạng, nhiều loại mô gân được thu nhận, xử lý bảo quản và tỉ lệ sử dụng mô gân được sử dụng cao. Mô gân Achille và gân bánh chè bảo quản và sử dụng có xu hướng giảm, trong khi gân cẳng tay và đặc biệt là gân cẳng chân ngày càng được bảo quản và sử dụng nhiều do những thay đổi về quan điểm trong thực hành lâm sàng ngoại khoa.

Abstract

Investigate the reality of tendon tissue preservation in tissue engineering labotory – Hanoi Medical University f-rom 2010 to 2020. Methods: A cross-sectional descriptive study was taken f-rom total tendon tissue which preserved in tissue engineering labotory – Hanoi Medical University form 2010 to 2020. Results: There were 2139 samples of tendon tissue preserved, of which 2012 samples were used, accounting for 94.1%. Preservation rate of Achilles tendon and patellar tendon accounted for the highest in 2010 and 2011 (60% and 32%), but gradually decreased in recent years (9.7% in 2020 for Achilles tendon and 4.3% for patellar tendon). Meanwhile, f-rom 2010 and 2011, the forearm tendon was not preserved, but this rate increased to 29.7% in 2020. The calf tendon had a strong increase f-rom 4% in 2010 to 56.2% in 2020, especially in 2019 it was 80.9%. The percentage of tendons used over the years has changed greatly, the Achilles tendon and patellar tendon in 2010 (64% and 32%), in 2011 (69.9% and 18.5%) had a high rate of use, but until 2020 this rate significantly reduced to only 6% of the Achilles tendon and 0% of the patellar tendon being used. Otherwise, in 2010 only 4% of the calf tendons were used, without the forearm tendon being used, by 2020, the rate of the calf tendon was 60.7% and the tendon of the forearm was 33.3%.