Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Khảo sát vai trò của dinh dưỡng lâm sàng trong nhóm bệnh nhân nhiễm trùng cổ sâu tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 2020 đến năm 2021

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Khảo sát vai trò của dinh dưỡng lâm sàng trong nhóm bệnh nhân nhiễm trùng cổ sâu tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 2020 đến năm 2021
Tác giả
Lê Thị Hoài Anh;, Trần Anh Bích; Lưu Ngân Tâm
Năm xuất bản
2022
Số tạp chí
1-CD1
Trang bắt đầu
297-302
ISSN
1859-1779
Tóm tắt

Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong tất cả các loại bệnh nhất là bệnh nhân cần phẫu thuật. Nhiễm trùng cổ sâu là bệnh nhiễm trùng nặng nên khảo sát vai trò của dinh dưỡng là rất cần thiết. Mục tiêu: Khảo sát vai trò của dinh dưỡng lâm sàng trong nhóm bệnh nhân nhiễm trùng cổ sâu tại khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 2020 đến năm 2021. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Mô tả 54 bệnh nhân nhiễm trùng cổ sâu điều trị tại khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 2020 đến năm 2021. Kết quả: Tỉ lệ nam:nữ là 2,4, độ tuổi trung bình là 53,1 ± 16,5. Đau (100%), sốt (81,5%), sưng vùng đau (88,9%), nuốt đau (77,8%) là các triệu chứng thường gặp nhất. Có 53/54 (98,2%) bệnh nhân được phẫu thuật. Tỉ lệ suy dinh dưỡng theo BMI và GLIM lần lượt là 7,4% và 35,2%. Năng lượng cung cấp trung bình là 28,4 ± 5,7 kcal/kg/ngày và lượng đạm là 1,37 ± 0,22g/kg/ngày. 33,3% bệnh nhân thiếu năng lượng và 74% bệnh nhân thiếu đạm theo ESPEN. Kết luận: GLIM với các tiêu chuẩn cụ thể chẩn đoán SDD chính xác hơn. Bệnh nhân SDD theo GLIM có thời gian nằm viện kéo dài hơn nhóm không SDD. Số ngày nằm viện kéo dài tăng nguy cơ SDD ở nhóm bệnh nhân NTCS.