Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Khẩu phần ăn và một số yếu tố liên quan của sinh viên y khoa năm thứ 4 và thứ 5 tại Đại học Tây Nguyên

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Khẩu phần ăn và một số yếu tố liên quan của sinh viên y khoa năm thứ 4 và thứ 5 tại Đại học Tây Nguyên
Tác giả
Nguyễn Thị Pháp
Năm xuất bản
2022
Số tạp chí
2
Trang bắt đầu
100-104
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Hành vi ăn uống khi còn ở đại học có thể tác động sâu sắc đến thói quen, lối sống cả phần đời còn lại của người trưởng thành và ảnh hưởng tới nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hoá sau này. Sinh viên Y khoa phải đối diện với nhiều thách thức để có thể duy trì một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, thường xuyên phải tiếp xúc với các loại thực phẩm có nguy cơ cao về vệ sinh an toàn thực phẩm như thức ăn đường phố, căn tin, bếp ăn tập thể, bên cạnh đó là các loại thực phẩm chế biến nhanh với hàm lượng chất béo bão hoà cao cũng như ít tiêu thụ trái cây, rau quả và thường xuyên bỏ bữa. Mục tiêu: Xác định khẩu phần ăn và một số yếu tố liên quan của sinh viên y khoa năm thứ 4 và 5 tại Đại học Tây Nguyên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành trên 192 sinh viên Y khoa năm thứ 4 và thứ 5 tại Trường Đại học Tây Nguyên từ 10/2020 - 04/2021. Thông tin được thu thập bằng bộ câu hỏi soạn sẵn có cấu trúc, qua phỏng vấn trực tiếp mặt đối mặt. Kết quả: Giá trị năng lượng khẩu phần chung của SV trong nghiên cứu là 1812,1 ± 355,8Kcal, ở SV nam là 2138,4 ± 402,3 Kcal cao hơn khá nhiều so với năng lượng khẩu phần của SV nữ (1687,7 ± 240,4) với p<0,05. Các khoáng chất và vitamin trong khẩu phần của SV nam đều cao hơn so với khẩu phần của SV nữ, ngoại trừ kẽm và vitamin C thì trong khẩu phần của SV nữ cao hơn. Kết luận: Cập nhật những kiến thức mới về dinh dưỡng trong môn học Dinh dưỡng - Thực phẩm và tổ chức truyền thông giáo dục dinh dưỡng cho sinh viên giúp nâng cao kiến thức và thực hành tốt về dinh dưỡng hợp lý, cân đối.

Abstract

The eating behaviors during someone’s tertiary education could tremendously influence his/her habits, lifestyle as an adult, and the risks of developing metabolic disorders later in his/her life. Medical students have to confront various difficulties in order to maintain their healthy diet and lifestyle, are regularly exposed to unhygienic foods such as street foods or those from canteens; besides, they are also likely to consume fast-food that is high in saturated fat, eat very small amount of fruits and vegetables, and skip meals. Objective: Identify food portions and some related factors of medical students in their 4th and 5th years in Tay Nguyen University. Methods: The cross-sectional study was implemented on 192 medical students in their 4th and 5th years in Tay Nguyen University from October 2020 to April 2021. The data were collected via a structured questionnaire and face-to-face interviews. Results: The general energy value of students in this study was 1812.1 ± 355.8 Kcal, in which 2138.4 ± 402.3 Kcal was the value of male students, much higher than that of female counterparts (1687.7 ± 240.4) with p < 0.05. The proportion of minerals and vitamins in male students’ portions was also higher than that of female ones, but the opposite was true for zinc and vitamin C. Conclusions: The energy in food portions of students studied was lower than the recommended requirement from the Ministry of Health in 2016 and was unbalanced, with the proportion of protein (16.9%) meeting the requirement, and lipid (30.0%) being higher than the recommended one. Meanwhile, the percentage of glucid was lower than the recommended level (55-65%).