
Nhằm kiểm chứng, đánh giá lại các tiêu chuẩn, nghiên cứu phát triển mô hình gây tiêu chảy trên chuột phù hợp trước khi tiến hành khảo sát tác dụng của thuốc, chúng tôi chọn mô hình tiêu chảy theo nguyên lý “khổ hàn tả hạ” theo lý luận Y học cổ truyền và loạn khuẩn đường ruột do kháng sinh theo lý luận Y học hiện đại đưa vào nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu: Trong hai mô hình, chuột được chia thành các lô chứng bệnh lý dùng nước sắc Đại hoàng hoặc Phan tả diệp (mô hình “khổ hàn tả hạ”), streptomycin và lincomycin (mô hình tiêu chảy bằng kháng sinh) với liều lượng và tỷ lệ khác nhau trong 5 ngày liên tục, lô sinh lý sử dụng nước cất. Đánh giá mức độ tiêu chảy (bình thường, trung bình, nặng) bằng hình ảnh phân chuột trên giấy thấm. Tiêu chí lựa chọn mô hình gồm tỉ lệ chuột tiêu chảy (100%), tỉ lệ chuột chết (<50%) và thời gian tự phục hồi (>48 giờ). Kết quả: Ở mô hình “khổ hàn tả hạ”, thời gian tiêu chảy của chuột tỉ lệ thuận với liều Đại hoàng hoặc Phan tả diệp, tuy nhiên không có chuột tiêu chảy kéo dài, 100% chuột phục hồi sau 24 giờ theo dõi. Ở mô hình tiêu chảy bằng kháng sinh, không có sự tương đồng về liều kháng sinh gây tỷ lệ tiêu chảy 100%. Tuy nhiên, mô hình chuột uống kháng sinh được điều chỉnh liều (30 mg streptomycin + 40 mg lincomycin/ 10 g chuột) liên tục 3 ngày sau đó dùng liều duy trì 1% đạt các yêu cầu của tiêu chí chọn mô hình tiêu chảy. Kết luận: Mô hình tiêu chảy do kháng sinh trên chuột nhắt trắng được kiểm chứng và lựa chọn như sau: streptomycin 30 mg và lincomycin 40 mg/ 10 g chuột tong 3 ngày, duy trì 1% trong 5 ngày.
In order to verify, re-evaluate the standards, research, and develop appropriate mice models of diarrhea models before conducting a survey on the effects of drugs, we chose the “kho than ta ha – KHTH” model according to the traditional medicine theory and the “antibiotic-associated diarrhea – AAD” model according to the modern medical theory to put into this research. Methods: In the two models, mice were divided into pathological control groups using rhubarb or senna extracts (the KHTH model), streptomycin and lincomycin (the AAD model) with different doses for 5 consecutive days, and the physiological group using distilled water. The image of mouse feces on blotting paper was used to determine the severity of diarrhea (normal, moderate, or severe). The model selection criteria included diarrhea rate (100%), mortality rate (<50%), and self-healing time (>48 hours). Results: In the KHTH model, the diarrhea time of mice was proportional to the dose of rhubarb or senna; however, there was no prolonged diarrhea, and 100% of the mice recovered after 24 hours of follow-up. In the AAD model, there was no similarity in antibiotic dose that caused the 100% diarrhea rate. The dose-adjusted oral antibiotic mice model (30 mg streptomycin + 40 mg lincomycin/10 g mouse) administered continuously for 3 days, followed by a 1% maintenance dose, met the criteria for selecting a diarrhea model. Conclusion: The AAD model in mice was verified and selected as follows: streptomycin 30 mg and lincomycin 40 mg/10 g mice for 3 days, maintaining 1% for 5 days.
- Đăng nhập để gửi ý kiến