
Can thiệp mạch vành qua da (PCI) đối với các tổn thương phân nhánh phức tạp phải sử dụng 2 stent vẫn còn là thách thức đối với các bác sĩ tim mạch can thiệp, vì tỷ lệ thành công thấp và kết quả không như mong đợi. Các phương pháp can thiệp 2 stent hiện tại có những hạn chế như chồng lấn nhiều lớp stent tại vị trí phân nhánh hoặc stent không che phủ hết lỗ nhánh bên do đặt không chính xác tại lỗ nhánh bên. Chúng tôi mô tả một kỹ thuật đặt stent cải tiến của kỹ thuật T-stenting, kỹ thuật Szabo T stenting, là sự kết hợp của kỹ thuật T stenting với kỹ thuật Szabo để đặt stent nhánh bên đúng tại lỗ vào nhánh bên, đảm bảo stent che phủ hoàn toàn lỗ nhánh bên và giảm thiểu chồng lấn stent ở carina và mạch chính. Báo cáo ca bệnh: Chúng tôi mô tả hai trường hợp lâm sàng là hai bệnh nhân nam, tuổi lần lượt là 70 và 71 tuổi. Hai bệnh nhân có tổn thương phân nhánh tại thân chung động mạch vành trái, và được điều trị đặt 2 stent động mạch vành với kỹ thuật Szabo T-stenting. Kết quả thành công về mặt kỹ thuật và không có biến cố tim mạch nặng trong quá trình theo dõi 30 ngày. Kết luận: PCI cho các tổn thương phân nhánh vẫn còn nhiều thách thức, kỹ thuật 2 stent tối ưu đòi hỏi sự cân bằng giữa phạm vi bao phủ hoàn toàn tổn thương và chồng lấn stent tối thiểu ở carina và mạch chính. Kỹ thuật Szabo T-stenting là kỹ thuật 2 stent có vẻ khả thi và an toàn cho các tổn thương phân nhánh động mạch vành phức tạp.
Percutaneous coronary intervention (PCI) for complex bifurcation lesions requiring the use of two stents remains a challenge for interventional cardiologists due to the low success rate and suboptimal outcomes. Current two-stent intervention techniques have limitations, such as multiple layers of stent overlap at the bifurcation site or incomplete coverage of the side branch ostium due to incorrect placement. We describe an improved stenting technique based on the T-stenting method – the Szabo T-stenting technique – which combines T-stenting with the Szabo technique to accurately place the side branch stent at the entrance of the side branch, ensuring complete coverage of the side branch ostium while minimizing stent overlap at the carina and the main vessel. Case report: We present two clinical cases involving two male patients, aged 70 and 71. Both patients had bifurcation lesions in the left main coronary artery and were treated with the Szabo T-stenting technique for the deployment of two coronary stents. The technical success was achieved without any major cardiovascular events during the 30-day follow-up period. Conclusion: PCI for bifurcation lesions remains challenging, and an optimal two-stent technique requires a balance between full lesion coverage and minimal stent overlap at the carina and main vessel. The Szabo T-stenting technique appears to be a feasible and safe two-stent strategy for complex coronary artery bifurcation lesions.
- Đăng nhập để gửi ý kiến