Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Loạt ca lâm sàng: Áp xe phần mềm khởi phát muộn sau tiêm chất làm đầy acid hyaluronic

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Loạt ca lâm sàng: Áp xe phần mềm khởi phát muộn sau tiêm chất làm đầy acid hyaluronic
Tác giả
Phạm Thị Việt Dung; Nguyễn Ngọc Tuấn
Năm xuất bản
2022
Số tạp chí
07
Trang bắt đầu
21-25
ISSN
2354-080X
Tóm tắt

Tiêm chất làm đầy Acid Hyaluronic vùng mặt tuy là kỹ thuật ít xâm lấn nhưng nhiều biến chứng đã được ghi nhận trên lâm sàng. Tác giả giới thiệu 3 ca lâm sàng bị áp xe khởi phát chậm sau khi tiêm chất là đầy vùng mặt ở SPA. Thời gian khởi phát nhiễm trùng từ 1 - 3 năm sau tiêm. Vi khuẩn cấy từ ổ áp xe là P. aeruginosa hoặc S. aureus, đều nhạy với nhiều loại kháng sinh. Các bệnh nhân được điều trị hiệu quả bằng trích rạch áp xe và dùng kháng sinh toàn thân. Nguyên nhân gây ra áp xe muộn ở vùng được tiêm chất làm đầy chưa thực sự rõ ràng. Giả thuyết sự hình thành bao biofilm giữ vi khuẩn không tiếp xúc với mô và nằm im trong thời gian dài liên quan đến chất làm đầy không rõ nguồn gốc hoặc chưa đảm bảo vô trùng trong kỹ thuật tiêm hoặc nhiễm trực tiếp từ da do chất làm đầy được tiêm sát các nang lông và tuyến bã được cho là nguyên nhân khởi phát áp xe muộn. Dẫn lưu và kháng sinh toàn thân là giải pháp hiệu quả cho loại biến chứng này.

Abstract

Introduction: Acid Hyaluronic filler injections are popular for facial rejuvenation and many other cosmetic purposes recently. Besides of the advantages, there are many complications related to the materials source and the injection technique. Clinical case: The authors introduced 3 clinical cases of late-onset abscess after acid hyaluronic fillers injection in the facial area. The time to onset of infection is 1 - 3 years after injection. Bacteria that caused these abscesses were P. aeruginosa or S. aureus which were sensitive to antibiotics. All patients were effectively treated with abscess extraction and antibiotic therapy. Clinical discussion: This article discussed the symptoms of the late-onset abscesses after injection of acid hyaluronic fillers as well as the causes and treatment. Conclusion: The late-onset infection may be related with biofilm formation or glandulae sebaceae infection. The first-line of therapy is drainage and antibiotics.