Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Mối liên quan giữa các biến cố bất lợi và trầm cảm ở bệnh nhân HIV điều trị ngoại trú tại thành phố Hồ Chí Minh

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Mối liên quan giữa các biến cố bất lợi và trầm cảm ở bệnh nhân HIV điều trị ngoại trú tại thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả
Thái Thanh Trúc; Phạm Thị Thu Phương; Trần Bảo Vy; Nguyễn Thị Bích Ngọc
Năm xuất bản
2023
Số tạp chí
2
Trang bắt đầu
346-350
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

HIV/AIDS vẫn luôn là vấn đề nóng trên toàn cầu, gây ra nhiều gánh nặng không chỉ tác động xấu đến sức khỏe thể chất, mà còn đến sức khỏe tâm thần bệnh nhân HIV. Trong các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần thì biến cố bất lợi là yếu tố quan trọng nhưng chưa được nghiên cứu nhiều. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ trầm cảm, các biến cố bất lợi và mối liên quan giữa các biến cố bất lợi đến trầm cảm ở bệnh nhân HIV đang điều trị ngoại trú tại thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 777 bệnh nhân HIV đang điều trị tại bốn phòng khám ngoại trú quận 3, quận 6, quận 8 và quận 11 Thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh nhân được phỏng vấn bằng bộ câu hỏi soạn sẵn có cấu trúc. Trầm cảm được đánh giá bằng thang đo CES-D đã được chuẩn hóa tại Việt Nam. Kết quả: Tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân HIV là 41,4%. Biến cố bất lợi thường gặp nhất là có vần đề về tài chính và việc làm. Khoảng 37% có từ 3 biến cố bất lợi trở lên trong 30 ngày qua. Số lượng các biến cố có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với trầm cảm. Trầm cảm ở bệnh nhân gặp 1-2 biến cố (OR=2,91; KTC 95%: 1,72–4,94), bệnh nhân gặp 3-4 biến cố (OR=30,88, KTC 95%: 17,21–55,41), bệnh nhân gặp từ 5 biến cố trở lên (OR=312,74, KTC 95%: 112,46–869,75) cao hơn so với bệnh nhân không gặp biến cố. Kết luận: Tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân HIV khá cao và có nhiều các biến cố bất lợi mà bệnh nhân HIV gặp phải. Kết quả cũng cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa số biến cố bệnh nhân HIV gặp phải và trầm cảm.

Abstract

HIV remains a significant global public health issue and causes many burdens that adversely affect both physical and mental health of HIV patients. Among factors contributing to depression, adverse events are important but little is known about these. Objectives: To determine the prevalence of depression, adverse events and the association between adverse events and depression in HIV outpatients in Ho Chi Minh City. Materials and methods: A cross-sectional study was conducted among 777 HIV outpatients at four outpatient clinics in district 3, district 6, district 8, and district 11 of Ho Chi Minh City. Patients were interviewed using a structured questionnaire. Depression was measured by the CES-D, which had been validated in Vietnam. Results: The prevalence of depression in HIV outpatients was 41.4%. The most common adverse events were having financial problems and occupation. About 37% of patients had 3 or more adverse events in the past 30 days. The number of adverse events was significantly associated with depression. Higher odds of having depression was found in patients 1-2 adverse events (OR=2.91; 95% CI: 1.72–4.94), 3–4 adverse events (OR=30.88, 95% CI: 17.21–55.41), 5 or more adverse events (OR=312.74, 95% CI: 112.46–869.75) compared to patients with no adverse event. Conclusion: The prevalence of depression in HIV outpatients is quite high, and there are many adverse events patients encounter. There is statistically significant association between the adverse events experienced by HIV outpatients and their symptoms of depression.