
Tìm hiểu một số yếu tố liên quan tới suy dinh dưỡng trên người bệnh tăng huyết áp cao tuổi tại bệnh viên Lão Khoa Trung Ương. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên người bệnh tăng huyết áp cao tuổi năm 2023. Người bệnh được đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng bộ công cụ MNA – SF (Mini Nutritional Assessment – short form). Một số yếu tố liên quan gồm đặc điểm bệnh lý tăng huyết áp và một số đặc điểm lão khoa được đánh giá trong nghiên cứu. Kết quả: Có 374 người bệnh tăng huyết áp cao tuổi được tuyển vào nghiên cứu. Tuổi trung bình của nhóm đối tượng nghiên cứu là 76,1±7,4 năm. Những người bệnh có số năm bị THA ≤5 năm thì có tình trạng suy dinh dưỡng cao hơn so với những người bị THA >5 năm (OR 2,57; 95%CI: 1,24-5,32) và những bệnh nhân tuân thủ điều trị THA bị suy dinh dưỡng cao hơn nhóm người bệnh không tuân thủ điều trị (OR 2,72; 95% CI: 1,12-6,67). Những bệnh nhân phải nằm viện điều trị ít nhất lần trong 12 tháng qua có nguy cơ suy dinh dưỡng cao hơn những người không phải nằm viện điều trị (OR 2,67; 95% CI: 1,29-5,53). Bệnh nhân có tình trạng răng miệng thay đổi bị suy dinh dưỡng gấp 7,05 lần những người có tình trạng răng miệng bình thường, p<0,05. Chức năng hoạt động hằng ngày suy giảm (nhóm người bệnh phụ thuộc) có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao gấp 14,19 lần nhóm người bệnh độc lập, p<0,05. Kết luận: Một số yếu tố liên quan tới gia tăng nguy cơ suy dinh dưỡng ở bệnh nhân tăng huyết áp cao tuổi bao gồm thời gian tăng huyết áp, tuân thủ điều trị, có tiền sử nằm viện, rối loạn mỡ máu, giảm chức năng hoạt động hàng ngày và tình trạng răng miệng thay đổi.
To assess the prevalence of malnutrition among older patients having hypertention in National Geriatric Hospital. Method: A cross-sectional study was conducted in hypertensive older patients in 2023. Nutritional stutus was assessed by using MNA – SF (Mini Nutritional Assessment – short form). Results: A total of 374 patients was recruited in the study. The mean age of study population was 76.1±7.4 years. Patients with the number of years of hypertension ≤5 years have a higher malnutrition status than those with hypertension >5 years (OR 2.57; 95%CI: 1.24-5.32) and other diseases. Patients who adhere to hypertension treatment are more malnourished than patients who do not adhere to treatment (OR 2.72; 95% CI: 1.12-6.67). Patients who had to be hospitalized at least once in the past 12 months had a higher risk of malnutrition than those who did not have to be hospitalized (OR 2.67; 95% CI: 1.29-5.53). Patients with altered oral health were 7.05 times more malnourished than those with normal oral health, p<0.05. Impaired daily functioning (dependent patients group) had a malnutrition rate 14.19 times higher than the independent patients group, p<0.05. Conclusion: Some factors related to increased risk of malnutrition in elderly hypertensive patients include duration of hypertension, treatment compliance, history of hospitalization, dyslipidemia, and reduced physical function. Daily movements and oral condition changes.
- Đăng nhập để gửi ý kiến