
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định mức độ bỏng của trẻ bỏng do nhiệt và các yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu. Một nghiên cứu cắt ngang mô tả đã được thực hiện trên 130 người chăm sóc trẻ em bị bỏng nhiệt tại hai bệnh viện Nhi đồng ở Thành phố Hồ Chí Minh, từ tháng 11 năm 2020 đến tháng 8 năm 2021.Các biến nhân khẩu học phân tích bằng các phương pháp thống kê mô tả. Kiểm định Chi bình phương, Logistic đơn biến, đa biến được thực hiện cho các thống kê phân tích. Kết quả. Trong 130 trường hợp trẻ bị bỏng được khảo sát, bé trai chiếm 59,2%. Trẻ từ 12 tháng tuổi đến 5 tuổi chiếm đa số (61,5%). Tác nhân gây bỏng chủ yếu là nước sôi 73,8%. Trẻ bị bỏng ở mức độ nhẹ và trung bình chiếm 87,7%, mức độ nặng 12,3%. Ngoài ra, mối liên hệ độc lập có ý nghĩa thống kê giữa tác nhân gây bỏng, nơi cư trú và tình trạng công việc hiện tại của người chăm sóc và sơ cứu ban đầu cho trẻ với mức độ bỏng của trẻ cũng được tìm thấy (p < 0,05). Kết luận. Bỏng ở trẻ gây ra những ảnh hưởng, biến chứng nghiêm trọng cho trẻ. Nguyên nhân gây bỏng nhiệt hàng đầu cho trẻ là nước sôi. Cần phát triển hơn nữa các chương trình giáo dục sức khỏe cộng đồng về tác nhân gây bỏng, các yếu tố nguy cơ có thể gây ra bỏng cho trẻ cho người chăm sóc trẻ để hạn chế các tổn thương nặng nề cho trẻ.
Determine the severity burn and related factors in thermal burn children. Methods. A descriptive cross-sectional study was conducted from November 2020 to August 2021 on 130 caregivers of children with thermal burns at two Children's hospitals in Ho Chi Minh City. Descriptive statistics were undertaken to summarise the demographic and outcome measures. Bivariate statistical testing (i.e. T-test or Chi-square) and a logistic regression model were applied for analytical procedures. Results. In a survey of 130 cases of children with burns, boys accounted for 59.2%. Children aged 12 months to 5 years constituted the majority of the 65 percent population. The majority of burns are caused by boiling water (73.8%). Children with mild and moderate burns accounted for 87.7 percent, while those with severe burns accounted for 12.3 per cent. In addition, a statistically significant independent association was found between the cause of the burn, the place of residence, and the current employment status of the child's primary caregiver and first aid provider and the severity of the burn (p <0.05). Conclusion. Burns in children have serious consequences and complications. Boiling water is the leading cause of thermal burns in children. More public health education programs should be developed on the causative agents of burns and the risk factors that can lead to burns in children in order to protect children from severe harm.
- Đăng nhập để gửi ý kiến