
Nghiên cứu thực hiện nhằm đánh giá mức độ lo âu, stress và một số yếu tố liên quan của sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội trực tiếp tham gia chống dịch COVID 19 tại các tỉnh thành phố trọng điểm năm 2021. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 465 sinh viên hệ đại học của Trường Đại học Y Hà Nội. Kết quả nghiên cứu: Sinh viên nữ tham gia nghiên cứu chiếm 62,1% tổng số sinh viên. Sinh viên tham gia chống dịch COVID-19 trên trên 2 lần chiếm 45,1%. Sinh viên tham gia chống dịch chủ yếu ở Hà Nội và Bình Dương (chiếm gần 50%). Sinh viên tham gia chống dịch COVID-19 hệ Bác sĩ Y khoa chiếm tỷ lệ cao nhất với hơn 51%, thấp nhất là sinh viên hệ Bác sĩ Răng hàm chiếm tỷ lệ thấp nhất với chỉ 1,2%. Tỷ lệ sử dụng rượu bia giảm từ 41,6% trước chống dịch xuống 29% trong quá trình chống dịch. Tính chung cho tất cả đối tượng lo âu, stress lần lượt là 7,6% và 43,3%. Trong đó mức độ stress rất nặng chiếm tỷ lệ tương đối cao với 40 sinh viên (8,3%). Số sinh viên lo âu ở mức nhẹ và vừa chỉ có 27 sinh viên, có biểu hiện lo âu nặng đến rất nặng, chiếm hơn 2%. Sinh viên cử nhân điều dưỡng có nguy cơ lo âu cao gấp 2,2 lần so với sinh viên hệ bác sĩ y khoa. Sinh viên tham gia chống dịch trong khoảng 30-40 ngày ít có nguy cơ bị lo âu hơn so với những sinh viên tham gia chống dịch ngắn (dưới 15 ngày) và dài (trên 60 ngày). Công việc hỗ trợ tiêm vaccine làm tăng nguy cơ gấp khoảng 2 lần lo âu so với các nhóm công việc khác (ở cả mô hình đơn biến và đa biến). Kết luận: Tỷ lệ sinh viên tham gia chồng dịch COVID 19 có vấn đề lo âu, stress tương đối cao.
The study was conducted to evaluate the level of anxiety, stress and some related factors of students of Hanoi Medical University directly participating in fighting the COVID 19 epidemic in key provinces and cities in 2021. Research method: Cross-sectional study on 465 undergraduate students of Hanoi Medical University. Research results: Female students participating in the study accounted for 62.1% of the total student population. Students participating in the fight against COVID-19 more than 2 times account for 45.1%. Students participating in the fighting against the COVID-19 pandemic are mainly in Hanoi and Binh Duong (accounting for nearly 50%). The Medical doctor student account for the highest proportion with more than 51%, the lowest rate is the Dentist doctor student, which accounts for the lowest proportion with only 1.2%. The rate of alcohol use decreased from 41.6% before the COVID 19 pandemic to 29% during the pandemic. Overall, for all subjects, anxiety and stress were 7.6% and 43.3%, respectively. Among them, the level of very severe stress accounts for a relatively high proportion of 40 students (8.3%). The number of students with mild and moderate anxiety is only 27 students, with symptoms of severe to very severe anxiety, accounting for more than 2%. Nursing students are 2.2 times more likely to have anxiety than Medical doctor students. Students participating in fighting pandemic activities for about 30-40 days are less likely to have anxiety than students participating in shortterm (less than 15 days) and longterm (over 60 days) fighting pandemic activities. Vaccination support jobs increased the risk of anxiety approximately twice as much as other job groups (in both univariate and multivariate models). Conclusions: The rate of students participating in the COVID-19 pandemic having anxiety and stress are relatively high.
- Đăng nhập để gửi ý kiến