Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ của lao phổi kháng Rifampicin tại tỉnh Thừa Thiên Huế

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ của lao phổi kháng Rifampicin tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Tác giả
Hồ Thị Dạ Thảo; Nguyễn Văn Bi; Trần Xuân Chương
Năm xuất bản
2023
Số tạp chí
2
Trang bắt đầu
41-46
ISSN
0866-7829
Từ khóa nghiên cứu
Tóm tắt

Lao kháng thuốc là mối quan tâm lớn về sức khỏe cộng đồng ở nhiều quốc gia. Bệnh lao kháng rifampicin là một trong những yếu tố dự báo cho bệnh lao đa kháng thuốc vì hơn 90% bệnh lao kháng rifampicin có kháng isoniazid kèm theo. Mục tiêu: 1. Mô tả các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân lao phổi kháng rifampicin. 2. Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân lao phổi kháng rifampicin. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 157 bệnh nhân lao phổi được chẩn đoán bằng xét nghiệm Xpert MTB/RIF tại Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Phổi tỉnh Thừa Thiên Huế từ tháng 01/2021 đến 9/2022. Kết quả: Nam giới chiếm đa số trong nhóm nghiên cứu (90,3%), độ tuổi trung bình: 48,19 ± 2,997, chỉ số BMI ≤ 18,5 kg/m2 (61,3%), có tiền sử điều trị với thuốc kháng lao (64,5%). Các triệu chứng toàn thân thường gặp: mệt mỏi (74,2%), chán ăn (71%), sụt cân (71%). Các triệu chứng cơ năng thường gặp: ho khạc đờm kéo dài (77,4%), khó thở (51,6%), đau ngực (67,7%), ho ra máu (16,1%). Lao phổi kháng rifampicin hầu hết đều có triệu chứng thực thể tại phổi (80,6%). Xét nghiệm AFB đờm thường dương tính (64,5%) với mức độ dương tính là 1+ (45%), 2+ (30%), 3+ (20%). Mức độ tổn thương theo ATS trên X quang ngực thẳng thường gặp ở mức độ II (45,2%), độ III (48,4%), vị trí tổn thương có xu hướng lan tỏa (51,6%) với các tổn thương: thâm nhiễm (96,8%), xơ (51,6%), nốt (19,4%), hang (41,9%). Có mối liên quan giữa lao phổi kháng rifampicin và có tiền sử điều trị lao (OR = 10,557, 95%CI: 3,263 - 34,150), có triệu chứng thực thể tại phổi (OR = 4,159, 95%CI: 1,016 - 17,031) kèm tổn thương hang (OR = 6,415, 95%CI: 1,819 - 22,624) và nốt (OR = 10,649, 95%CI: 1,438 - 78,846) trên phim X quang ngực thẳng. Kết luận: Có mối liên quan giữa lao phổi kháng rifampicin và có tiền sử điều trị lao, có triệu chứng thực thể tại phổi, kèm tổn thương hang hoặc nốt trên phim X quang ngực thẳng.