Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Nghiên cứu một số yếu tố tiên lượng nặng và tử vong ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Trung ương Huế năm 2018 - 2019

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Nghiên cứu một số yếu tố tiên lượng nặng và tử vong ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Trung ương Huế năm 2018 - 2019
Tác giả
Phan Kim Châu Mẫn; Nguyễn Duy Bình; Phạm Văn Đức; Nguyễn Thị Phương Thảo; Phan Từ Khánh Phương; Trần Xuân Chương
Năm xuất bản
2023
Số tạp chí
04
Trang bắt đầu
102-109
ISSN
1859-3836
Tóm tắt

Khảo sát một số yếu tố tiên lượng nặng và tử vong ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết người lớn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 84 bệnh nhân trên 15 tuổi được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết, điều trị tại Khoa Bệnh Nhiệt đới và Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Huế trong thời gian từ 04/2018 - 06/2019. Nghiên cứu cắt ngang. Kết quả: Nồng độ lactate trong vòng 24 giờ sau nhập viện có giá trị tiên lượng nặng tốt với AUC là 0,866 (p < 0,001). Nồng độ PCT trong vòng 24 giờ sau nhập viện có giá trị tiên lượng nặng tốt với AUC là 0,866 (p < 0,001). Có bệnh nền, nhiễm khuẩn bệnh viện, creatinin, PCT, lactate máu và điểm SOFA, APACHE II là những yếu tố có liên quan đến tiên lượng nặng ở bệnh nhân NKH với OR lần lượt là 3,33; 5,39; 1,01; 1,05; 2,52; 4,16 và 1,36. Điểm SOFA và APACHE II tại thời điểm 24h sau nhập viện có AUC lần lượt là 0,982 và 0,876. Các yếu tố liên quan đến tiên lượng tử vong là mắc các bệnh nền, nhiễm khuẩn bệnh viện và điểm SOFA tại thời điểm 24 giờ sau nhập viện với OR lần lượt là 99,07; 7,66 và 2,02. Kết luận: Có bệnh nền, nhiễm khuẩn bệnh viện, sự gia tăng nồng độ creatinine máu, tăng PCT, lactate máu cũng như điểm SOFA, APACHE II tăng là những yếu tố nguy cơ liên quan đến tiên lượng nặng ở những bệnh nhân NKH. Các yếu tố liên quan đến tiên lượng tử vong là mắc các bệnh lý kèm theo, nhiễm khuẩn bệnh viện và điểm SOFA tại thời điểm 24 giờ sau nhập viện với OR lần lượt là 99,07; 7,66 và 2,02.

Abstract

Sepsis has a high risk of death from septic shock and dysfunction of many organs. Diagnosis and prognosis of patients in the early stage play a very important role, helping to reduce mortality and shorten the hospital stay of patients. Aims: Study some factors for severity and mortality of sepsis adult patients. Subjects and methods: 84 patients over 15 years old were diagnosed with sepsis, treated at the Department of Tropical Diseases and Intensive Care Unit, Hue Central Hospital during the period from April 2018 to June 2019. A cross-sectional study. Results: Lactate concentrations within 24 hours of admission had a good severe prognosis value with an AUC of 0.866 (p < 0.001). PCT concentrations within 24 hours of admission had a good prognosis value with an AUC of 0.866 (p < 0.001). Comorbidities, hospital infections, creatinine, PCT, blood lactate, and SOFA and APACHE II scores were factors associated with a severe prognosis in patients sepsis with an OR of 3.33 respectively; 5.39; 1.01; 1.05; 2.52; 4.16, and 1.36. SOFA and APACHE II scores at 24 hours post-admission had AUC of 0.982 and 0.876, respectively. The factors related to mortality are comorbidities, nosocomial infections and SOFA score at 24 hours after admission with OR 99.07, respectively; 7.66 and 2.02. Conclusion: Comorbidities, nosocomial infections, an increase in serum creatinine levels, an increase in PCT, blood lactate as well as increased SOFA and APACHE II scores are risk factors associated with severe prognosis in sepsis patients. The factors related to mortality are comorbidities, nosocomial infections and SOFA score at 24 hours after admission with OR 99.07, respectively; 7.66 and 2.02.