
Các khuyết hổng mô mềm vùng cổ, bàn tay thường dễ lộ các cấu trúc quí, nên cần phải che phủ sớm bằng vật liệu tốt. Các vạt da cân vùng cẳng tay cuống ngoại vi thường được sử dụng rộng rãi để che phủ vùng này. Tuy nhiên việc dùng vạt vùng cẳng tay có hai bất lợi là phải hi sinh động mạch chính ở cẳng tay và để lại sẹo rất xấu ở nơi cho vạt. Một lựa chọn khác để che phủ vùng cổ, bàn tay là vạt nhánh xuyên mũ châụ nông sử dụng dưới dạng tự do (VNXMCN) với ưu điểm như: chất liệu che phủ tốt, tin cậy, mỏng, không cần lọc mỡ, và có thể che phủ diện tích lớn, sẹo nơi lấy vạt có tính thẩm mỹ cao... Nhưng các dữ liệu lâm sàng của VNXMCN chưa nhiều. Do vậy, đòi hỏi cần phải có một nghiên cứu để đánh giá kết quả của VNXMCN trong che phủ các khuyết hổng mô mềm ở cổ tay, bàn tay. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu: báo cáo hàng loạt ca, tiến cứu. 8 bệnh nhân với 8 VNXMCN tự do được thiết để che phủ các khuyết hổng mô mềm vùng cổ bàn tay lộ gân, xương, tại Khoa Vi phẫu – Tạo hình, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 9/2019 đến tháng 9/2020. Bệnh nhân được theo dõi ít nhất là 2 tháng, để đánh giá tình trạng vạt da. Kết quả: Tất cả các vạt da đều sống. Tuy nhiên có 1 trường hợp hoại tử mép da và 1 trường hợp bị ứ máu tĩnh mạch dẫn đến hoại tử lớp nông đầu xa của vạt da, tuy vậy vết thương lành hoàn toàn sau 20 ngày chăm sóc. Nơi cho vạt: 5 bệnh nhân được đóng da trực tiếp, 3 bệnh nhân còn lại phải ghép da mỏng. Kích thước vạt lớn 8 x12 cm. Vạt da có thể che phủ nhiều vị trí vùng cổ bàn tay, cổ tay (1 trường hợp), mặt mu tay bàn (2 trường hợp), lòng bàn tay (2 trường hợp), mỏm cụt bàn tay 2 trường hợp, ngón tay (1 trường hợp). Bàn luận: VNXMCN sử dụng trong che phủ các khuyết hổng mô mềm vùng cổ bàn tay có độ tin cậy cao. Vạt có thể thiết kế với kích thước lớn, đáng cậy và linh động, vạt mỏng, sẹo nơi cho vạt có thể đóng kín ngay thì đầu, sẹo thẩm mỹ.
The soft tissue defect of the wrist and the hand often exposed important structure easily, so it need to be covered early by good materials. In the past, the fasciocutaneous flaps of forearm are widely used to cover this area. However, these flaps have two disadvantages, to sacrifice main artery of forearm and/or to have a bad scars in flap donor site. Superficial circumflex iliac perforator free flap (SCIP flap) is an other choice for soft tissue coverage of wrist and hand defects with some advantages such a s: thin flap, good material, reliable, no need debulking surgery, and it can cover the large areas with an aesthetic improvement scars in flap donor site. But clinical data of SCIP flap has not much. Therefore, a clinical study is required to assess the results of using of SCIP flap for soft tissue coverage of wrist and hand defects. Materials and method: A case series, prospective study design was used. From september, 2019 to september 2020, in the Departement of Microsurgery and Reconstruction at HTO Ho Chi Minh City, 8 patients with 8 SCIP flaps were raised for covering soft tissue of wrists and hands defects, exposing of tendons, bone. Patients have been monitored at least 2 months for evaluating the condition of flaps. Results: All flaps survived. However, marginal necrosis was observed in one case and one flap suffered from venous congestion followed by distal superficial necrosis; nevertheless, it completely healed after 20 days. All patients had the donor site directly closed.The flaps dimension were as large as 8 x 12 cm. This flap can cover many sides of wrist and hand: wrist (1 cases), dorsal of hand (2 cases), volar of hand (2 cases), stump hand (2 cases), and finger 5th (1 case). No patient complained of any sensory deficit. Discussion: The SCIP flap provided reliable coverage of soft tissue defects of the hand and wrist. The flap can be raised with large dimensions. SCIP flaps are thin, reliable and versatile. All of cases, the donor site may be closed primarily with aesthetic scars.
- Đăng nhập để gửi ý kiến