Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Nghiên cứu sự tuân thủ điều trị, TCD4, tải lượng virus HIV trước và sau can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe ở bệnh nhân HIV/AIDS đang được quản lý điều trị tại trung tâm y tế thành phố Thủ Dầu Một năm 2023-2024

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Nghiên cứu sự tuân thủ điều trị, TCD4, tải lượng virus HIV trước và sau can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe ở bệnh nhân HIV/AIDS đang được quản lý điều trị tại trung tâm y tế thành phố Thủ Dầu Một năm 2023-2024
Tác giả
Châu Ngọc Minh; Trần Khánh Nga; Nguyễn Minh Phương
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
1
Trang bắt đầu
177-182
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Xác định tỷ lệ tuân thủ điều trị ARV ở bệnh nhân HIV/AIDS đang được quản lý điều trị tại Trung tâm Y tế thành phố Thủ Dầu Một, năm 2023-2024. Xác định nồng độ TCD4, tải lượng virus HIV và mối liên quan với sự tuân thủ điều trị. 3. Đánh giá kết quả can thiệp truyền thông sức khoẻ ở bệnh nhân HIV/AIDS đang được quản lý điều trị. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp can thiệp trên 380 bệnh nhân HIV/AIDS từ 18 tuổi trở lên đang được quản lý điều trị ARV tại Trung tâm Y tế thành phố Thủ Dầu Một. Kết quả: Nghiên cứu trên 380 bệnh nhân HIV/AIDS cho thấy có 21,3% bệnh nhân tuân thủ điều trị theo bộ công cụ đánh giá tuân thủ điều trị đa chiều. Về từng thành phần, có 65,3% đạt mức độ cao ở thành phần phỏng vấn bệnh nhân về việc dùng thuốc, 23,4% đạt mức độ cao ở thành phần thang điểm trực quan, 54,7% đạt mức độ cao ở thành phần kiến thức về thuốc đang sử dụng, 99,2% đạt mức độ cao ở thành phần đếm kiểm số viên trong kỳ. Về số lượng tế bào CD4, có 38,9% bệnh nhân có số lượng CD4 > 500 tế bào/ml máu. Về tải lượng virus, có 97,9% bệnh nhân có tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện. Bệnh nhân có số lượng CD4 càng cao, tỷ lệ tuân thủ điều trị càng cao, p>0,05. Sau 3 tháng thực hiện can thiệp, tỷ lệ tuân thủ điều trị tăng 46,8%, hiệu quả can thiệp là 119,7%, p<0,001. Kết luận: Việc đánh giá tuân thủ điều trị thường xuyên và các biện pháp can thiệp truyền thông sức khoẻ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao tỷ lệ tuân thủ điều trị ARV, góp phần quan trọng vào việc cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân HIV/AIDS.

Abstract

To determine the proportion of ARV treatment adherence among HIV/AIDS patients under treatment management at Thu Dau Mot City Medical Center, 2023-2024. To identify CD4 count, HIV viral load, and their relationship with treatment adherence. 3). To evaluate the outcomes of health education communication interventions in HIV/AIDS patients under treatment management. Materials and methods: This cross-sectional descriptive study combined with intervention was conducted on 380 HIV/AIDS patients aged 18 and older undergoing ARV treatment management at Thu Dau Mot City Medical Center. Results: The study on 380 HIV/AIDS patients showed that 21.3% of patients adhered to treatment according to the multidimensional treatment adherence assessment tool. For each component, 65.3% achieved a high level in patient interviews about medication use, 23.4% achieved a high level in the visual analogue scale, 54.7% achieved a high level in knowledge about the drugs being used, and 99.2% achieved a high level in pill count during the period. Regarding CD4 cell count, 38.9% of patients had a CD4 count > 500 cells/ml. Higher CD4 counts were associated with higher treatment adherence rates, p>0.05. After 3 months of intervention, the treatment adherence rate increased by 46.8%, with an intervention efficacy of 119.7%, p<0.001. Conclusions: Regular assessment of treatment adherence and health education communication interventions play a crucial role in improving ARV treatment adherence rates, significantly contributing to the health and quality of life of HIV/AIDS patients.