Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Nghiên cứu thay đổi chất lượng sống ở bệnh nhân đặt máy tái đồng bộ tim

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Nghiên cứu thay đổi chất lượng sống ở bệnh nhân đặt máy tái đồng bộ tim
Tác giả
Kiều Ngọc Dũng; Nguyễn Quốc Hoàng; Võ Thái Duy; Nguyễn Tri Thức
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
1B
Trang bắt đầu
191-195
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Đánh giá sự cải thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân đặt máy tái đồng bộ tim. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Toàn bộ bệnh nhân suy tim có chỉ định đặt CRT tại bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 2015 đến hết năm 2018, được theo dõi ít nhất 3 tháng sau đặt máy. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả có so sánh, theo dõi ngắn hạn và can thiệp. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu: Cỡ mẫu. Chọn mẫu thuận tiện, kết thúc nghiên cứu chúng tôi chọn được 38 bệnh nhân. Kết quả: 38 bệnh nhân suy tim có chỉ định đặt máy tái đồng bộ tim với 50% giới tính là nam và 36,8% số bệnh nhân được chẩn đoán là bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ và 63,2% bệnh nhân được chẩn đoán bệnh cơ tim dãn. Thang điểm chất lượng sống thay đổi sau 1, 2, 3 tháng lần lượt là 42,5 ± 12,9; 67,5 ± 2,9; 81,2 ± 7,8 với p < 0,0001. Điểm chất lượng sống về thể chất, tinh thần vả cả tổng điểm đều tăng dần sau 01 tháng và 03 tháng so với thời điểm sau 7 ngày. Mối liên quan có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Sau 3 tháng đặt máy tái đồng bộ tim, ghi nhận: 81,6% số bệnh nhân đáp ứng với CRT; chất lượng sống của bệnh nhân tăng thêm 38,6 điểm (theo thang điểm chất lượng sống SF36); quãng đường đi bộ được trong 6 phút tăng thêm 30 mét.

Abstract

Evaluation of the improvement in quality of life in patients with cardiac resynchronization. Methods: all heart failure patients with indications for CRT placement at Cho Ray hospital from 2015 to the end of 2018, were followed up for at least 3 months after implantation. Research design: A prospective, descriptive, comparative, and interventional study Sample size and sample selection Sample size Convenience sampling, at the end of the study, we selected 38 patients. Result: 38 patients with heart failure have indications for cardiac resynchronization with 50% male gender and 36.8% of patients diagnosed with ischemic cardiomyopathy and 63.2% of patients diagnosed dilated cardiomyopathy. The quality of life scale changed after 1, 2, 3 months was 42.5 ± 12.9, respectively; 67.5 ± 2.9; 81.2 ± 7.8 with p < 0.0001. The physical, mental and overall quality of life scores increased gradually after 1 month and 3 months compared to the time after 7 days. Statistically significant relationship. Conclusion: after 3 months of cardiac resynchronization, recorded: 81.6% of patients responded to CRT; the patient's quality of life increased by 38.6 points (according to the SF36 quality of life scale); walking distance in 6 minutes increases by 30 meters.