Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm Chlamydia trachomatis và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ năm 2021-2023

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm Chlamydia trachomatis và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ năm 2021-2023
Tác giả
Lương Thị Ngọc Ngà; Nguyễn Hữu Dự
Năm xuất bản
2023
Số tạp chí
61
Trang bắt đầu
148-155
ISSN
2354-1210
Tóm tắt

Xác định tỉ lệ nhiễm Chlamydia trachomatis và tìm hiểu một số yếu tố liên quan ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích, khảo sát 350 phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, từ 7/2021 đến 6/2023 tại Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ. Kết quả: Tỉ lệ nhiễm Chlamydia trachomatis ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu là 4% (14/350 trường hợp). 57,1% thai phụ nhiễm Chlamydia trachomatis không có triệu chứng. Đối tượng có từ 2 bạn tình trở lên nhiễm Chlamydia trachomatis tăng gấp 5,84 lần (OR = 5,836; KTC 95%: 1,472-23,143) với p = 0,029. Đối tượng có tiền sử viêm nhiễm đường sinh dục dưới tăng nguy cơ nhiễm Chlamydia trachomatis gấp 3,38 lần (OR = 3,381; KTC 95%: 1,132-10,099) với p = 0,033. Kết luận: Tỉ lệ nhiễm Chlamydia trachomatis ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu là 4%. Đa số thai phụ nhiễm Chlamydia trachomatis không có triệu chứng. Các phụ nữ có từ 2 bạn tình trở lên và phụ nữ có tiền sử viêm nhiễm đường sinh dục dưới đều có liên quan đến nhiễm Chlamydia trachomatis ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.

Abstract

Sexually transmitted diseases are one of the most common transmission diseases worldwide, in which Chlamydia is the disease with the leading infection rate. In pregnant woman, Chlamydia infection can lead to adverse pregnancy and newborn outcomes. Objectives: To determine the rate of Chlamydia trachomatis infection and find out some associated factors with Chlamydia trachomatis infection among pregnant woman in the first trimester. Materials and methods: A cross-sectional study and analysis, survey of 350 pregnant woman in the first trimester, from 7/2021 to 6/2023 at Can Tho Obstetrics and Gynecology Hospital. Results: The rate of Chlamydia trachomatis infection among pregnant woman in the first trimester was 4% (14/350 cases). 57.1% pregnant woman infected Chlamydia trachomatis were asymptomatic. Pregnant woman having more than one sex partners in their lifetime were increase the risk of Chlamydia trachomatis infection by 5.84 (OR = 5.836, 95% CI: 1.472-23.143) with p = 0.029. Pregnant woman having history of low reproductive tract infections also were increase the risk of Chlamydia trachomatis infection by 3.38 (OR = 3.381, 95% CI: 1.132-10.099) with p = 0.033. Conclusions: The rate of Chlamydia trachomatis infection among pregnant woman in the first trimester was 4%. Most of pregnant woman infected Chlamydia trachomatis were asymptomatic. Woman having more than one sex partners in their lifetime and having history of low reproductive tract infections were associated with Chlamydia trachomatis infection in the first trimester of pregnancy.