Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Nhận thức và thực hành của điều dưỡng trong đánh giá sảng (Delirium) tại Đơn vị Chăm sóc tích cực của Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Nhận thức và thực hành của điều dưỡng trong đánh giá sảng (Delirium) tại Đơn vị Chăm sóc tích cực của Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec
Tác giả
Nguyễn Thị Thủy, Nguyễn Thị Hoa Huyền, Hoàng Lan Vân, Vũ Thị Hồng, Trần Thị Thùy Dung
Năm xuất bản
2022
Số tạp chí
7
Trang bắt đầu
85-91
ISSN
1859-2872
Tóm tắt

Mô tả nhận thức và thực hành của điều dưỡng trong đánh giá sảng tại đơn vị chăm sóc tích cực và Mô tả một số yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá sảng của điều dưỡng tại đơn vị chăm sóc tích cực. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 95 điều dưỡng tại các đơn vị chăm sóc tích cực của Hệ thống Bệnh viện Vinmec trong thời gian từ 15/02/2022-15/04/2022. Kết quả: Có 61% điều dưỡng đánh giá sự hiện diện của sảng khi chăm sóc người bệnh hồi sức, 70% điều dưỡng chưa từng nghe hoặc chưa sử dụng công cụ đánh giá sảng. Tổng điểm nhận thức của điều dưỡng về sảng là 17,65 ± 4,89, cao hơn điểm trung bình của bộ câu hỏi. Không có mối liên quan giữa nhận thức và thực hành của điều dưỡng, tuy nhiên 36% điều dưỡng cho rằng công cụ đánh giá sảng quá phức tạp để sử dụng trong thực hành hàng ngày. Kết luận: Điều dưỡng có nhận thức tương đối tốt về sảng nhưng lại không thực hành tốt đánh giá sảng và sử dụng các công cụ chẩn đoán sảng. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và thực hành của điều dưỡng về đánh giá sảng liên quan nhiều đến sự thiếu kiến thức.

Abstract

To describe the perceptions and practices of nurses in the intensive care unit in the assessment of delirium; to describe factors related to the perception and practice of delirium assessment of nurses. Subject and method: A cross-sectional study was used in 95 nurses working in intensive care units of the Vinmec health system from 15/02/2022 to 15/04/2022. Result: 61% of nurses assessed the presence of delirium, 70% of nurses had never heard or never used any delirium assessment tool. The total score of nurses' perception of delirium was 17.65 ± 4.89, higher than the mean score of the questionnaire. There was no association between nursing awareness and practice regrading delirium assessment; however, 36% nurses perceived that the delirium assessment tool is too complex to use in daily routine. Conclusion: Nurses ICU have a relatively good awareness of delirium but do not practice well in assessing delirium and using diagnostic tools for delirium. The factors influencing to these perception and behaviour are strongly related to the lack of knowledge.