Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Những yếu tố ảnh hưởng đến căng thẳng của mẹ bệnh nhi tại Khoa Hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Những yếu tố ảnh hưởng đến căng thẳng của mẹ bệnh nhi tại Khoa Hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1
Tác giả
Đào Thị Ngân; Nguyễn Thị Nhẫn
Năm xuất bản
2022
Số tạp chí
CD2
Trang bắt đầu
435-443
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Xác định mức độ căng thẳng của mẹ bệnh nhi tại khoa Hồi Sức Tích Cực-Chống Đôc, bệnh viện Nhi Đồng 1và các yếu tố liên quan. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu cắt ngang mô tả với sự tham gia của 70 bà mẹ có con điều trị tại khoa Hồi Sức Tích Cực-Chống Đôc, bệnh viện Nhi Đồng 1, từ tháng 5/2022 đến tháng 8/2022. Số liệu được thu thập bằng bộ câu hỏi tự điền. Kết quả. Mức độ căng thẳng trung bình của các bà mẹ trong nghiên cứu này là 1,11 (SD±0,32). Yếu tố thay đổi nghĩa vụ/vai trò làm mẹ là yếu tố gây căng thẳng nhất với mức độ căng thẳng trung bình 3,75 (SD±0,96). Có sự tương quan giữa mức độ hỗ trợ xã hội và sự căng thẳng của các bà mẹ. Không ghi nhận mối tương quan giữa mức độ cẳng thẳng của mẹ với tuổi của mẹ, trình độ học vấn và thu nhập của mẹ, tuổi và số lần nhập viện của trẻ. Kết luận. Các bà mẹ có con điều trị tại khoa Hồi Sức Tích Cực-Chống Đôc, bệnh viện Nhi Đồng 1, trong thời gian nghiên cứu có mức độ căng thẳng thấp. Mức độ hỗ trợ xã hội là yếu tố bảo vệ các bà mẹ khỏi căng thẳng. Đánh giá căng thẳng nên là bước đầu trong mục tiêu chăm sóc tâm lý cho các bà mẹ khi con họ điều trị tại các đơn vị hồi sức nhi khoa.

Abstract

Determine the stress level of the mother of the pediatric patient at the Intensive Care Unit, Children's Hospital no.1 and related factors. Method. A descriptive cross-sectional study with the participation of 70 mothers whose children were treated at the Intensive Care Unit, Children's Hospital 1, from May 2022 to August 2022. Data were collected using a self-completed questionnaire. Result. The average stress level of mothers in this study was 1.11 (SD± 0.32). The change in motherhood/duty was the most stressful factor with a mean stress level of 3.75 (SD±0.96). There is a correlation between the level of social support and the stress of mothers. There was no correlation between the mother's stress level and the mother's age, the mother's education and income, and the child's age and number of hospital admissions. Conclusion. Mothers whose children were treated at the Intensive Care Unit, Children's Hospital 1, during the study period had low stress levels. The level of social support is a factor that protects mothers from stress. Stress assessment should be the first step in the goal of psychological care for mothers when their children are treated in the pediatric intensive care unit.