Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Phẫu thuật Puestow điều trị viêm tụy mạn ở trẻ em: Báo cáo 2 trường hợp lâm sàng

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Phẫu thuật Puestow điều trị viêm tụy mạn ở trẻ em: Báo cáo 2 trường hợp lâm sàng
Tác giả
Lý Nam Thịnh; Trần Tấn Lộc; Tạ Huy Cần
Năm xuất bản
2022
Số tạp chí
03+04
Trang bắt đầu
137-147
ISSN
2615-9198
Tóm tắt

Viêm tụy mạn là bệnh lý hiếm gặp ở trẻ em, gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhi. Nghiên cứu này bước đầu đánh giá hiệu quả của phẫu thuật Puestow điều trị viêm tụy mạn ở trẻ em qua báo cáo 2 trường hợp. Mô tả ca bệnh: Báo cáo 2 trường hợp viêm tụy mạn với bệnh cảnh viêm tụy tái phát nhiều lần, dãn lớn ống tụy chính và có sỏi tụy. Chẩn đoán trước mổ bao gồm xét nghiệm các dòng tế bào máu, chức năng gan, men tụy, các marker ung thư, chụp cắt lớp điện toán và chụp cộng hưởng từ gan-mật-tụy. Xẻ dọc ống tụy chính, nối ống tụy với hỗng tràng bên-bên. Lâm sàng cải thiện sau phẫu thuật, men tụy trở về bình thường, đường kính ống tụy chính giảm < 5mm. Cả 2 trường hợp theo dõi sau gần 1 năm chưa ghi nhận viêm tụy tái phát. Kết luận: Báo cáo trường hợp lâm sàng này nhằm bước đầu giới thiệu hiệu quả của phẫu thuật Puestow trong điều trị viêm tụy mạn ở trẻ em. Sự giải quyết được tắc nghẽn ở ống tụy chính là ưu điểm của phẫu thuật này. Phương pháp này có thể áp dụng cho các trường hợp viêm tụy mạn, có ống tụy chính dãn lớn > 5 mm.

Abstract

Chronic pancreatitis is a rare condition in children, deteriorating life quality of the patients. This report assess the early outcome of Puestow procedure through 2 clinical cases in our hospital. Case report: 2 patients with many recurrent pancreatitis episodes, dilated pancreatic duct and pancreatic stones. Preoperative evaluation included blood test, liver function tests, pancreatic enzymes, tumor markers, computed tomography, magnetic resonance cholangiopancreatography. The dilated pancreatic duct was opened via a longitudinal incision made sharply through the pancreatic parenchyma, a lateral pancreaticojejunostomy was created. Postoperatively there was resolution or significant improvement in their abdominal pain symptoms, the diameter of pancreatic duct reduced to < 5mm. There was no episode of recurrent pancreatitis at the time of last follow-up. Conclusions: This study reports the intial result of the Puestow procedure for treatment of chronic pancreatitis in children. The advantageous of technique is decompression of dilated pancreatic duct due to obstruction. This technique can be performed for chronic pancreatitis with dilated pancreatic duct > 5mm.