Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Sảng sau phẫu thuật ở người cao tuổi

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Sảng sau phẫu thuật ở người cao tuổi
Tác giả
Trần Ngọc Trung; Nguyễn Thị Phương Dung; Nguyễn Thị Thanh
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
CD1
Trang bắt đầu
232-240
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Sảng là một biến chứng thần kinh thường gặp sau phẫu thuật, đặc biệt là đối tượng người cao tuổi. Tỷ lệ mắc sảng sau phẫu thuật ngoài tim – ngoài thần kinh là 20%, trong đó sảng thường gặp sau phẫu thuật tổng quát, phẫu thuật chấn thương chỉnh hình và phẫu thuật ung thư. Sảng sau phẫu thuật làm tăng tỉ lệ biến chứng và tử vong, kéo dài thời gian nằm viện và tăng chi phí điều trị. Các nghiên cứu gần đây đã khám phá thêm sinh lý bệnh của sảng sau phẫu thuật, đem lại nhiều lựa chọn can thiệp nhằm giảm tỷ lệ sảng xảy ra trong giai đoạn sau phẫu thuật. Các can thiệp hiệu quả trong phẫu thuật bao gồm kiểm soát độ sâu gây mê, sử dụng dexmedetomidine trong phẫu thuật và giảm đau đa mô thức. Một số yếu tố khác, chẳng hạn như nhịn ăn trước phẫu thuật, kiểm soát thân nhiệt có một số liên quan đến nguy cơ mê sảng sau phẫu thuật; Những điều này cần được nghiên cứu thêm. Chúng tôi đề xuất rằng đánh giá rủi ro và giảm rủi ro trước phẫu thuật có thể là phương pháp hiệu quả nhất trong việc quản lý mê sảng sau phẫu thuật với các lựa chọn điều trị sẵn có. Bài tổng quan này sẽ nói về sinh lý bệnh của sảng sau phẫu thuật, các yếu tố nguy cơ - thúc đẩy biến chứng thần kinh này và các phương thức kiểm soát sảng sau phẫu thuật ở người cao tuổi trong phạm vi của bác sĩ gây mê hồi sức.

Abstract

Delirium is a common neurological complication after surgery, especially among the elderly. The incidence after extra-cardiac and extra-neurological surgery is 20%, with delirium common after general surgery, orthopedic traumatic surgery, and cancer surgery. Postoperative delirium increases the length of hospital stay, morbidity, and mortality after surgery. Recent studies have further explored the pathophysiology of postoperative delirium, offering various intervention options to reduce the incidence of delirium occurring in the postoperative period. Effective surgical interventions include depth control of anesthesia, intraoperative use of dexmedetomidine, and multimodal analgesia. Some other factors, such as preoperative fasting and temperature control, have been associated with the risk of delirium after surgery. These will require further research. Because the treatment options available for delirium have been established, we propose that preoperative risk assessment and reduction may be the most effective method for managing postoperative delirium. This review will talk about the pathophysiology of postoperative delirium, the risk factors that promote this neurological complication, and modalities of postoperative delirium management in older people within the scope of resuscitation anesthesiologist.