Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

So sánh đường mổ ngang trên xương mu và đường mổ dọc giữa trong phẫu thuật nội soi cắt trước và cắt trước thấp điều trị ung thư đại trực tràng

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
So sánh đường mổ ngang trên xương mu và đường mổ dọc giữa trong phẫu thuật nội soi cắt trước và cắt trước thấp điều trị ung thư đại trực tràng
Tác giả
Nguyễn Hữu Thịnh; Lê Minh Triết; Trần Thanh Sang; Trần Đức Huy; Lê Trung Kiên; Lê Trịnh Ngọc An; Phạm Ngọc Trường Vinh
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
3
Trang bắt đầu
236-240
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu là so sánh mức độ đau sau mổ, tỉ lệ các biến chứng liên quan đến vết mổ của đường mổ ngang trên xương mu và đường mổ dọc giữa trong phẫu thuật nội soi cắt trước và cắt trước thấp điều trị ung thư đại trực tràng. Phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu. Có 186 trường hợp phẫu thuật cắt trước và cắt trước thấp từ 01/2019 đến 08/2021, chia làm hai nhóm đường mổ ngang trên xương mu (n=76) và đường mổ dọc giữa (n=110). Mức độ đau sau mổ, tỉ lệ các biến chứng liên quan đến vết mổ được so sánh giữa hai nhóm. Kết quả: Qua thời gian theo dõi trung vị là 47 tháng, đường mổ ngang trên xương mu làm giảm đáng kể tỉ lệ thoát vị vết mổ so với đường mổ dọc giữa (0% so với 8,1%). Tỉ lệ nhiễm trùng vết mổ, mức độ đau sau mổ không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm. Kết luận: Đường mổ ngang trên xương mu làm giảm đáng kể tỉ lệ thoát vị vết mổ so với đường mổ dọc giữa trong phẫu thuật nội soi cắt trước và cắt trước thấp điều trị ung thư đại trực tràng.

Abstract

The study aim was to compare the posoperative pain level, overall complications between transverse suprapubic and periumbilical incision in laparascopic anterior and low anterior resection in colorectal cancer treatment. Methods: Retrospective corhort study. From 01/2019 to 8/2021, there were 186 patients, divided into two groups: transverse suprapubic incision (n = 86) and periumbilical incision (n=110). The posoperative pain level, overall complications were compared between two groups. Results: After a mean 47-month follow up period, the transverse suprapubic incision significantly lower the incisional hernia rate, as compared to the periumbilical incision (0% vs 8,1%). There was no difference in the postoperative pain level and incisional infection rate between two groups. Conclusions: The transverse suprapubic incision significantly lower the incision infection rate, as compared to the periumbilical incision in laparoscopic anterior and low anterior resection.