Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

So sánh hiệu quả dự phòng buồn nôn, nôn giữa Dexamethasone và Ondansetron sau phẫu thuật cắt túi mật nội soi tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
So sánh hiệu quả dự phòng buồn nôn, nôn giữa Dexamethasone và Ondansetron sau phẫu thuật cắt túi mật nội soi tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên
Tác giả
Bùi Ngọc Đức; Huỳnh Thị Đoan Dung; Bùi Đức Cường
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
CD9
Trang bắt đầu
120-124
ISSN
2354-0613
Tóm tắt

Cắt túi mật bằng phương pháp nội soi là phương pháp điều trị ngoại khoa thường quy sỏi túi mật. Phương pháp nội soi ít xâm hại hơn phương pháp phẫu thuật mở, nhưng tỷ lệ buồn nôn và nôn sau mổ cao hơn mổ mở, khoảng 40-70%. Hiệu quả dự phòng buồn nôn và nôn sau mổ của Ondansetron đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu. Dexamethasone là thuốc dễ kiếm và giá thành rẻ, nhưng chưa sử dụng rộng rãi trong dự phòng buồn nôn và nôn sau mổ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng, mù đơn. So sánh hiệu quả dự phòng buồn nôn, nôn của Dexamethasone và Ondansetron trong 24 giờ đầu sau mổ cắt túi mật nội soi trên 208 bênh nhân. Nhóm D (Dexamethasone) 105 bệnh nhân được tiêm tĩnh mạch 4 mg Dexamethasone khi khởi mê, Nhóm O (Ondansetron) 103 bệnh nhân được tiêm tĩnh mạch 8 mg Ondansetron khi khởi mê. Tất cả bệnh nhân được chăm sóc và điều trị sau mổ theo cùng một phác đồ. Bệnh nhân được đánh giá mức độ buồn nôn, nôn sau mổ trong giai đoạn nôn đầu tiên. Theo dõi các tác dụng phụ của thuốc phòng nôn như nhức đầu, chóng mặt... Kết quả: Hiệu quả dự phòng buồn nôn, nôn của Dexamethasone và Ondansetron trong 24 giờ đầu sau mổ cắt túi mật nội soi, tỷ lệ buồn nôn, nôn sau mổ của bệnh nhân được mổ cắt túi mật nội soi có từ một yếu tố nguy cơ trở lên theo Apfel, ở nhóm được dự phòng bằng Dexamethasone 4 mg là 16,5% so với nhóm dự phòng bằng Ondansetron 8 mg là 20%, tương đồng nhau.Kết luận: Hiệu quả dự phòng buồn nôn, nôn của Dexamethasone 4 mg và Ondansetron 8 mg trong 24 giờ đầu sau mổ cắt túi mật nội soi gần như nhau.

Abstract

Endoscopic cholecystectomy is a routine surgical treatment of gallbladder stones. Endoscopy is less invasive than open surgery, but the incidence of postoperative nausea and vomiting is higher than open surgery, about 40-70%. The prophylactic efficacy of Ondansetron for postoperative nausea and vomiting has been demonstrated through numerous studies. Dexamethasone is an easy-to-find and cheap drug, but has not been widely used in the prevention of nausea and vomiting after surgery. Research objects and methods: Randomized clinical intervention study with control group, single blind. Comparison of nausea - vomiting prophylaxis efficacy of Dexamethasone and Ondansetron in the first 24 hours after laparoscopic cholecystectomy in 208 patients. Group D (Dexamethasone) 105 patients received 4 mg of Dexamethasone intravenously upon induction, Group O (Ondansetron) 103 patients received 8 mg of Ondansetron intravenously upon induction. All patients received postoperative care and treatment according to the same protocol. Patients were assessed for postoperative nausea - vomiting during the first vomiting period. Monitor for vomit prevention medicine side effects such as headache, dizziness...Results: Nausea - vomiting prophylaxis effect of Dexamethasone and Ondansetron in the first 24 hours after laparoscopic cholecystectomy, postoperative nausea-vomiting rates of patients undergoing laparoscopic cholecystectomy with one or more risk factors according to Apfel, in the group prophylactic with Dexamethasone 4 mg, 16.5% compared to the group prophylactic with Ondansetron 8 mg, 20%, were similar. Conclusions: The nausea - emesis prevention effect of Dexamethasone 4 mg and Ondansetron 8 mg in the first 24 hours after laparoscopic cholecystectomy is almost the same.