Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Sử dụng vít neo trong tạo hình góc mắt trong: Báo cáo trường hợp lâm sàng

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Sử dụng vít neo trong tạo hình góc mắt trong: Báo cáo trường hợp lâm sàng
Tác giả
Hoàng Tuấn Anh; Phan Văn Tân; Nguyễn Hợp Nhân; Nguyễn Ngọc Dương; Bùi Hữu Phước
Năm xuất bản
2021
Số tạp chí
1
Trang bắt đầu
44-48
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Di lệch góc mắt trong gây ảnh hưởng lớn tới sự hài hòa và thẩm mỹ của khuôn mặt, làm biến dạng hệ thống dẫn lệ. Đã có nhiều nghiên cứu đề xuất các phương pháp tạo hình cố định lại vị trí dây chằng góc mắt trong. Trong báo cáo này, chúng tôi trình bày hai case lâm sàng tạo hình góc mắt trong sử dụng kĩ thuật tạo hình chữ Z để đưa góc mắt về vị trí giải phẫu và sử dụng vít neo để cố định góc mắt. Kết quả phẫu thuật được đánh giá qua chỉ số nhân trắc tỉ lệ độ dài hai góc mắt bên bệnh/độ dài hai góc mắt bên lành. Kết quả khả quan của hai case lâm sàng dẫn tới đề xuất sử dụng vít neo trong neo giữ và tạo hình góc mắt trong là phương pháp đơn giản, an toàn, cố định tốt dây chằng góc mắt trong.

Abstract

The displacement of the medial canthus greatly interfere facial harmony and disturbs function of the lacrimal system. Multiple techniques have been reported for repositioning the medial canthal tendon. In this article, we present two cases of medial canthoplasty using Z plasty for repositioning the medial canthus and anchor screws for tendon fixation. The results were evaluated by the standard anthropometric measurement of eyelid aperture: the ratio of the deformity palpebral aperture width site to the normal palpebral aperture width site. The success of the reported cases suggests that the use of anchor srew for medial canthopexy can be considered an easily, safely performed and allowed stable fixation of the medial canthal tendon.