Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Sự thay đổi men gan (ALT) sau tae điều trị chấn thương gan

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Sự thay đổi men gan (ALT) sau tae điều trị chấn thương gan
Tác giả
Đỗ Hữu Liệt; Nguyễn Phương Huỳnh; Đỗ Đình Công
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
CD1
Trang bắt đầu
155-162
ISSN
1859-1868
Từ khóa nghiên cứu
Tóm tắt

Chấn thương bụng là một trong những chấn thương thường gặp tại khoa cấp cứu, trong đó chấn thương gan chiếm 15 – 20%4. Trước đây, phẫu thuật là lựa chọn điều trị cho những bệnh nhân bị chấn thương gan. Hiện nay với sự râ đời của can thiệp nội mạch, kỹ thuật tắc mạch (TAE) đối với xuất huyết cấp tính đã tạo ra một lựa chọn khả thi cho điều trị chấn thương gan. Tuy nhiên, Trong phương pháp này cũng có những tai biến, biến chứng, các biến chứng thường gặp sau can thiệp TAE như hoại tử tế bào gan, rò mật, áp xe gan, trong đó biến chứng hoại tử gan chiếm tỷ lệ cao nhất (15%), biểu hiện bằng sự thay đổi ALT sau can thiệp TAE vì thế chúng tôi tiến hành nghiên cứu sự thay đổi men gan (ALT) và các mối liên quan giữa sự thay đổi nồng độ trung bình của ALT sau TAE với biến chứng của can thiệp TAE. Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi thực hiện nghiên cứu hồi cứu mô tả loạt ca chấn thương gan đã được can thiệp TAE điều trị tại khoa ngoại Gan Mật Tụy bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 1 - 2016 đến tháng 12 – 2021. Kết quả: Có 50 trường hợp (TH) chấn thương gan đã được can thiệp TAE trong quá trình nghiên cứu, trong đó có 35 nam và 15 nữ. Tuổi trung bình là 36,2 ± 14,6 (19 - 73) tuổi. Phân độ chấn thương theo AAST gồm độ III 14 TH (28%), độ IV 31 TH (62%) và độ V 5 TH (10%). Vị trí động mạch (ĐM) được can thiệp TAE từ nhánh ĐM gan phải 45 TH (90%), ĐM gan trái 3 TH (6%) và cả nhánh ĐM gan phải và trái 2 TH (4%). Nồng độ trung bình của ALT đều tăng sau TAE, đạt giá trị lớn nhất sau TAE 1 – 2 ngày, bắt đầu giảm sau TAE 3 - 4 ngày và trở về dưới ngưỡng ban đầu sau TAE trung bình là 9,5 ± 2,4 ngày. Biến chứng sau can thiệp TAE gồm 9 TH: sốt, áp xe gan và rò mật. Mối liên quan giữa sự thay đổi nồng độ trung bình của ALT sau TAE với biến chứng của can thiệp TAE ở những bệnh nhân chấn thương gan gồm nồng độ ALT trung bình của những TH có biến chứng cao hơn so với các TH có diễn tiến tốt sau can thiệp TAE. Ở các TH có diễn tiến tốt sau can thiệp, nồng độ trung bình của ALT sẽ trở về dưới ngưỡng ban đầu nhanh hơn so với các TH có biến chứng sau can thiệp TAE. Kết luận: Can thiệp TAE điều trị chấn thương gan an toàn và hiệu quả. Sau can thiệp TAE, nếu không biến chứng, nồng độ trung bình của ALT tiếp tục tăng cao, sau đó sẽ trở về ngưỡng ban đầu sau hơn một tuần. Nồng độ trung bình của ALT ở những TH có biến chứng cao hơn so với các TH có diễn tiến tốt sau can thiệp TAE. Nồng độ trung bình của ALT ở những TH chấn thương gan nặng cao hơn so với những TH chấn thương gan mức độ trung bình.

Abstract

Abdominal injury is one of the most common injuries in the emergency department, with liver injuries accounting for 15- 20%1. In the past, surgery was the treatment of choice for patients with liver injuries. Nowadays, with the advent of trans-arterial embolization (TAE) techniques for acute hemorrhage have created a viable option for the treatment of liver injury. However, in this method, there are also complications, common complications after TAE intervention such as hepatocellular necrosis, bile fistula, liver abscess, in which hepatic necrosis complications account for the highest proportion (15%), manifested by ALT changes after TAE intervention, so we investigated liver enzyme changes (ALT) and associations between changes in mean levels of ALT after TAE and complications of TAE intervention Methods: We carried out a retrospective study describing a series of liver injuries that were treated by TAE intervention at the Hepatobiliary Surgery Department of Cho Ray Hospital from January 2016 to December 2021 Results: There were 50 cases of liver injury that received TAE intervention during the study, including 35 male and 15 female. The median age was 36.2 ± 14.6 years (19 – 73) years. The trauma classification according to AAST includes grade III 14 cases (28%), grade IV 31 cases (62%) and grade V 5 cases (10%). Arterial locations were TAE intervention from the right hepatic artery branch 45 cases (90%), left hepatic artery 3 cases (6%) and both right and left hepatic artery branches 2 cases (4%) The average concentration of ALT increased after TAE, reaching the greatest values after TAE 1 - 2 days, started declining 3 - 4 days after TAE and returned below the initial threshold after TAE averaging 9.5 ± 2.4 days. Complications after TAE intervention included 9 cases: fever, liver abscess, and bile fistula. The association between changed in mean ALT levels after TAE and complications of TAE intervention in patients with liver injury included higher mean ALT levels of those with complications compared to those with good progress after TAE intervention. In cases with good post-interventional progression, mean ALT levels would returned below baseline more quickly than in cases with complications after TAE intervention Conclusion: TAE intervention treated liver injury safely and effectively. After the TAE intervention, if uncomplicated, the average concentration of ALT continued to be elevated, after which it would returned to its baseline threshold after more than a week. The mean concentration of ALT was higher in cases with complications than in cases with good progress after TAE intervention. The Average levels of ALT in severe liver injury were higher than in moderate liver injury.