Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Tác dụng không mong muốn và biến chứng của kỹ thuật xạ trị lập thể định vị thân trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan còn tồn dư sau tắc mạch hóa chấ

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Tác dụng không mong muốn và biến chứng của kỹ thuật xạ trị lập thể định vị thân trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan còn tồn dư sau tắc mạch hóa chấ
Tác giả
Đồng Đức Hoàng; Mai Hồng Bàng; Thái Doãn Kỳ; Nguyễn Tiến Thịnh; Bùi Quang Biểu; Nguyễn Đình Châu
Năm xuất bản
2022
Số tạp chí
04
Trang bắt đầu
1-5
ISSN
1859-2872
Tóm tắt

Đánh giá độ an toàn của phương pháp xạ trị lập thể định vị thân (SBRT) trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan còn tồn dư sau tắc mạch hóa chất.Đối tượng và phương pháp:Nghiên cứu can thiệp tiến cứu, có đối chứng trên 42 bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan điều trị bằng xạ trị lập thể định vị thân (Nhóm I) và 38 bệnh nhân điều trị bằng hóa tắc mạch hạt vi cầu DC Bead (Nhóm II). Đánh giá biến chứng sau SBRT theo CTCAE V5.0.Kết quả:Tác dụng phụ sớm ở bệnh nhân nhóm I chủ yếu là mệt mỏi (23,8%), nhóm II chủ yếu thấy đau vùng gan (47,4%), khác biệt có ý nghĩa, p<0,05. Biến chứng sớm ở nhóm I là viêm gan đợt cấp (4,8%), viêm da (4,8%) khác biệt không có ý nghĩa so với nhóm II (0%), p>0,05. Biến chứng lâu dài ở nhóm I: Viêm gan đợt cấp (2,4%), tràn dịch màng phổi (7,1%), viêm da (2,4%) không có sự khác biệt có ý nghĩa so với nhóm II: Viêm gan cấp (0%), tràn dịch màng phổi (2,6%), viêm da (0%), p>0,05. Không có tử vong liên quan đến kỹ thuật can thiệp ở cả 2 nhóm. Kết luận:SBRT là phương pháp điều trị an toàn, không có biến chứng nặng cho bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan còn tồn dư sau tắc mạch hóa chất

Abstract

To evaluate the safety of Stereotactic Body Radiation Therapy (SBRT) in the treatment of residual hepatocellular carcinoma after Transarterial Chemoembolization (TACE). Subject and method: This was prospective, controlled intervention study on 42 patients with hepatocellular carcinoma (HCC) treated with SBRT and 38 patients treated with TACE using DC Beads. Evaluation of complications after SBRT according to CTCAE V5.0. Result: Early side effects in group I patients were mainly fatigue (23.8%), group II mainly abdominal pain (47.4%), significant difference, p0.05. Long-term complications in group I: Acute hepatitis (2.4%), pleural effusion (7.1%), dermatitis (2.4%) had no significant difference compared with group II: Acute hepatitis (0%), pleural effusion (2.6%), dermatitis (0%), p>0.05. There were no technique-related deaths in both groups. Conclusion: SBRT is a safe, uncomplicated treatment for patients with residual HCC after chemoembolization