Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Tăng áp lực ổ bụng ở bệnh nhân viêm tụy cấp nặng

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Tăng áp lực ổ bụng ở bệnh nhân viêm tụy cấp nặng
Tác giả
Lâm Tuấn Tú; Phan Thị Xuân; Nguyễn Bá Duy; Hồ Thị Thi; Lê Ngọc Toàn; Nguyễn Văn Hải; Nguyễn Đức Trung; Kha Thanh Tuấn; Phùng Thị Thanh Trúc; Lê Thị Hồng Thắm; Lưu Thị Mai Ca; Nguyễn Thị Hoàng Yến; Trần Đình Phùng
Năm xuất bản
2021
Số tạp chí
1-CD2
Trang bắt đầu
7-12
ISSN
1859-1779
Tóm tắt

Tăng áp lực ổ bụng thường gặp ở bệnh nhân viêm tuỵ cấp nặng, tăng áp lực ổ bụng xảy ra do quá trình viêm ở tuỵ, do dịch báng, liệt ruột, và hồi sức dịch. Tăng áp lực ổ bụng làm tăng biến chứng và tử vong ở bệnh nhân viêm tuỵ cấp nặng. Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát tỉ lệ, mức độ tăng áp lực ổ bụng ở bệnh nhân viêm tuỵ cấp nặng và tỉ lệ tử vong theo mức độ tăng áp lực ổ bụng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu hồi cứu, chọn các bệnh nhân viêm tuỵ cấp nặng 18 tuổi, điều trị tại khoa Hồi Sức Cấp Cứu (HSCC) bệnh viện Chợ Rẫy từ 1/2018 đến tháng 4/2020, có đo và theo dõi áp lực ổ bụng. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân có các bệnh lý mạn tính như suy tim độ III, IV, ung thư giai đoạn cuối, Lupus ban đỏ hệ thống, suy thận mạn, xơ gan. Chẩn đoán viêm tuỵ cấp và mức độ nặng của viêm tuỵ cấp theo tiêu chuẩn Atlanta 2012, chẩn đoán tăng áp lực ổ bụng và mức độ tăng áp lực ổ bụng theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Thế giới về hội chứng chèn ép ổ bụng năm 2013. Kết quả Từ tháng 1/2018 đến tháng 4/2020 có tất cả 68 bệnh nhân viêm tuỵ cấp nặng được điều trị tại khoa Hồi Sức Cấp Cứu, bệnh viện Chợ Rẫy, 53 bệnh nhân thoả tiêu chuẩn chọn bệnh và không có tiêu chuẩn loại trừ được đưa vào nghiên cứu. Tỷ lệ sống cho đến lúc xuất viện là 79,2% (42/53). Nguyên nhân gây viêm tuỵ cấp do rượu 49% và do tăng triglyceride 41,5%, do sỏi mật 3,8%, chấn thương 1,9%. Điểm APACHE II ngày nhập HSCC có trung vị là 14 (8 – 18) và điểm CTSI có trung vị là 6 (6 – 10). 100% bệnh nhân viêm tuỵ cấp nặng có tăng áp lực ổ bụng. Ngày đầu nhập khoa HSCC 17% bệnh nhân có tăng áp lực ổ bụng độ I, 37,8% độ II, 22,6% độ III, và 22,6% độ IV. Theo dõi mỗi ngày cho thấy tỉ lệ bệnh nhân bị hội chứng chèn ép ổ bụng tăng từ 22,6% vào ngày 1 điều trị tại HSCC lên cao nhất 34% vào ngày 2, sau đó giảm dần đến ngày 7 còn 2,3%. Tỉ lệ tử vong tăng theo mức độ tăng áp lực ổ bụng, tỉ lệ tử vong 0% ở bệnh nhân tăng áp lực ổ bụng độ I, 15% ở bệnh nhân tăng áp lực ổ bụng độ II, 25% ở bệnh nhân tăng áp lực ổ bụng độ III, 50% ở bệnh nhân tăng áp lực ổ bụng độ IV, p=0,037.