Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Thực hành điều trị diệt trừ helicobacter pylori tại Việt Nam

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Thực hành điều trị diệt trừ helicobacter pylori tại Việt Nam
Tác giả
Lưu Ngọc Mai; Võ Hồng Minh Công; Quách Trọng Đức
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
CD1
Trang bắt đầu
255-262
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Tình hình đề kháng kháng sinh ngày càng gia tăng là thách thức lớn đối với hiệu quả điều trị diệt trừ Helicobacter pylori (H. pylori). Nghiên cứu này nhằm khảo sát về tình hình thực hành điều trị diệt trừ H. pylori tại Việt Nam. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang khảo sát bảng câu hỏi trực tuyến từ tháng 10 – 11/2022 trên các bác sĩ có điều trị H. pylori trong thực hành lâm sàng. Bảng câu hỏi khảo sát tuổi, giới, chuyên ngành, số năm kinh nghiệm, loại bệnh viện đang công tác, số toa điều trị H. pylori mỗi tuần, lựa chọn phác đồ điều trị, chỉ định xét nghiệm đánh giá hiệu quả điều trị và kiểm tra độ nhạy cảm kháng sinh. Kết quả: Trong 298 bác sĩ tham gia, có 230 người hoàn thành đầy đủ khảo sát gồm 138 bác sĩ tiêu hóa và 92 bác sĩ ngoài chuyên khoa. 25,7% số bác sĩ cho biết xét nghiệm kiểm tra độ nhạy cảm kháng sinh không sẵn có. Mặc dù 98,7% bác sĩ có thể kê được bismuth, có sự khác biệt trong lựa chọn phác đồ đầu tay giữa bác sĩ tiêu hóa và bác sĩ ngoài chuyên khoa: phác đồ PBMT (proton pump inhibitor [PPI], bismuth, metronidazole, tetracycline) 82,6% so với 68,5% (p=0,013), phác đồ PAC (PPI, amoxicillin, clarithromycin) 7,2% so với 17,4% (p=0,017), và phác đồ PAL (PPI, amoxicillin, levofloxacin) 8,7% so với 18,5% (p=0,029). Bác sĩ tiêu hóa thường chỉ định phác đồ 14 ngày hơn bác sĩ ngoài chuyên khoa (85,5% so với 72,8%, p=0.018). Kết luận: Lựa chọn phác đồ diệt trừ H. pylori không phù hợp xảy ra chủ yếu ở bác sĩ ngoài chuyên khoa tiêu hóa. Cần có chiến lược đào tạo y khoa liên tục để cập nhật khuyến cáo điều trị nhằm cải thiện hiệu quả điều trị H. pylori cho các bác sĩ ngoài chuyên khoa.

Abstract

The increasing antibiotic resistance has become a significant challenge for the Helicobacter pylori (H. pylori) eradication treatment. This study aims to investigate the real-world practice of H. pylori management in Vietnam. Materials and Methods: A cross-sectional study was conducted through an online survey from October to November 2022 among physicians involved in prescribing H. pylori treatment in clinical practice. The questionnaire surveyed general information (age, gender, specialty, years of experience, type of hospital), number of H. pylori treatment prescriptions per week, preferred eradication regimens, tests used to confirm effective eradication, and the availability of antimicrobial susceptibility tests (ASTs). Results: Among 298 participants, 230 completed the survey, comprising 138 gastroenterologists (GIs) and 92 non-GI physicians. ASTs were unavailable in 25.7%. Although 98.7% of participants could prescribe bismuth, there were significant differences in the preferred choice of first-line regimens between GIs and non-GI physicians: 82.6% vs. 68.5% for PBMT (proton pump inhibitor [PPI], bismuth, metronidazole, tetracycline) (p=0.013), 7.2% vs. 17.4% for PAC (PPI, amoxicillin, clarithromycin) (p=0.017), and 8.7% vs. 18.5% for PAL (PPI, amoxicillin, levofloxacin) (p=0.029). GIs tended to prescribe 14-day treatment regimens more frequently than non-GI physicians (85.5% vs. 72.8%, p=0.018). Conclusion: Inappropriate choice of H. pylori eradication regimens predominantly occurs among non-GI physicians. Continuous medical education interventions are needed to update treatment recommendations and improve H. pylori eradication efficacy for non-GI physicians.