
Xác định tỷ lệ người cao tuổi trong số những người mắc bệnh thận mạn và mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu trên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, trên bệnh nhân được chẩn đoán bệnh thận mạn theo KDOQI 2002 với mức lọc cầu thận (MLCT) được tính theo công thức CKD-EPI. Kết quả: Nghiên cứu được tiến hành trên 203 bệnh nhân mắc bệnh thận mạn với tuổi trung bình 56,63 ± 15,03. Tỷ lệ người cao tuổi mắc bệnh thận mạn là 49,3%. Nguyên nhân gây bệnh thận mạn thường gặp nhất ở người cao tuổi là tăng huyết áp và đái tháo đường. Không có sự khác biệt về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trong bệnh thận mạn giữa nhóm < 60 tuổi và ≥ 60 tuổi tuy nhiên có sự khác biệt về các đặc điểm lão khoa bao gồm tình trạng đa bệnh lý, chất lượng cuộc sống, nguy cơ sarcopenia, sa sút trí tuệ và nguy cơ trầm cảm giữa nhóm < 60 tuổi và ≥ 60 tuổi. Kết luận: Người cao tuổi mắc bệnh thận mạn chiếm tỷ lệ khá cao trong quần thể nghiên cứu. Cần tiếp cận đa chuyên khoa để có chiến lược chăm sóc toàn diện giúp quản lý tốt các bệnh đồng mắc và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
To determine the proportion of elderly people among people with chronic kidney disease and describe the clinical and subclinical characteristics in the above study group of patients. Subjects and methods: A descriptive cross-sectional study included patients diagnosed with chronic kidney disease by using KDOQI 2002 guidelines. Glomerular filtration rate was calculated a CKD-EPI formula. Results: The study was conducted on 203 patients with chronic kidney disease with a mean age of 56.63 ± 15.03. The rate of elderly with chronic kidney disease was 49.3%. The most common causes of chronic kidney disease in the elderly were hypertension and diabetes. There was no difference in clinical and laboratory characteristics in chronic kidney disease between the group < 60 years old and ≥ 60 years old but there were differences in geriatric features including multiple comorbidities, quality of life, risk of sarcopenia, dementia and risk of depression between the group < 60 years old and ≥ 60 years old. Conclusion: Elderly people with chronic kidney disease are accounted for a relatively high proportion in the study population. A multi-specialty approach is needed to create a comprehensive care strategy that helps manage co-morbidities and improve patient’s quality of life.
- Đăng nhập để gửi ý kiến