Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật cắt thanh quản toàn phần tại khoa ngoại Tai Mũi Họng - Bệnh Viện K

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật cắt thanh quản toàn phần tại khoa ngoại Tai Mũi Họng - Bệnh Viện K
Tác giả
Phùng Thị Xuân Giang; Kim Thị Tiến; Nguyễn Thị Mai; Phạm Thị Thu Hương
Năm xuất bản
2023
Số tạp chí
CĐĐDUT
Trang bắt đầu
100-107
ISSN
2354-0613
Tóm tắt

Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của ung thư thanh quản;Đánh giá thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật cắt thanh quản toàn phần và tìm hiểu một số yếu tố liên quan tại khoa ngoại Tai Mũi Họng, Bệnh viện K.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 29 người bệnh ung thư thanh quản, được cắt thanh quản toàn phần tại khoa ngoại Tai Mũi Họng, Bệnh viện K. Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp tiến cứu có can thiệp từng ca.Kết quả: Tuổi trung bình người bệnh là 60 ± 6. 93% số người bệnh có dấu hiệu khàn tiếng. 96.5% người bệnh có hình ảnh u sùi qua nội soi. Tất cả người bệnh đều được chăm sóc theo quy trình kỹ thuật của Bộ Y tế. Biến chứng sau phẫu thuật xảy ra ở 3 người bệnh, trong đó 1 người bệnh chảy máu vết mổ, 01 người bệnh rò ống họng và rò dưỡng chấp. 96.5 % người bệnh giảm cân sau 01 tuần. Đại đa số người bệnh đều có chỉ số cơ thể BMI sau phẫu thuật giảm so với trước phẫu thuật. Có 51,7% người bệnh lo lắng căng thẳng trước phẫu thuật. Sau phẫu thuật chỉ còn 24% người bệnh lo lắng, căng thẳng. 93.3% người bệnh không có nhiễm khuẩn bệnh viện. Có 79% người bệnh rất hài lòng với công tác chăm sóc của điều dưỡng. Một số yếu tố liên quan là tâm lý của người bệnh chưa ổn định do chưa có chuyên gia tâm lý tư vấn kịp thời. Chỉ số cơ thể BMI sau phẫu thuật giảm do 100% người bệnh được cho ăn quan sonde chưa đảm bảo kỹ thuật.Kết luận: Triệu chứng cơ năng hay gặp của ung thư thanh quản là khàn tiếng (93%), nội soi có u sùi (96,5%).Người bệnh thường có lo lắng, căng thẳng trước mổ (51,7%) do chưa được tư vấn, chỉ số BMI giảm sau mổ do ăn qua sonde chưa đảm bảo kỹ thuật (100%), tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện thấp (6,7%) và hầu hết người bệnh hài lòng với công tác chăm sóc của điều dưỡng (79% rất hài lòng).

Abstract

Describe some clinical and subclinical features of laryngeal cancer; Assessing the status of patient care after total laryngectomy and finding out some related factors at the Department of Otolaryngology, K Hospital.Patients and methods: Including 29 patients with laryngeal cancer, total laryngectomy at the Department of Otolaryngology, K Hospital. Prospective study with individual intervention.Results: The mean age was 60 ± 6. 93% of patients showed signs of hoarseness. 96.5% of patients have endoscopic images of warts. All patients were taken care following to technical procedures of the Ministry of Health. Postoperative complications occurred in 3 patients, of which 1 patient had bleeding from the incision, 1 patient had bronchial fistula and chylous fistula. 96.5% of patients lost weight after 1 week. The vast majority of patients had a lower body mass index (BMI) after surgery compared to before surgery. There were 51,7% of patients with anxiety and stress before surgery. After surgery, only 24% of patients were anxious and stressed. 93.3% of patients did not have nosocomial infections. 79% of patients were very satisfied with the nursing care. Some factors were related to the patient’s care are psychological problem due to lack of suitable psychologist and weight loss (BMI decreased) because 100% of patients given inadequate feeding techniques through sonde.Conclusions: The common sign of laryngeal cancer is hoarseness (93%) and endoscopic images of warts (96,5%)..Anxiety and stress before surgery were recorded in 51,7% due to lack of psychological intervention. All patients were weight loss because of inadequate eating. Nosocomial infections was low (6,7%). The majority of patients were satisfied with the nursing care.