Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, năm 2020

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, năm 2020
Tác giả
Nguyễn Xuân Thiêm; Tống Thị Thảo; Nguyễn Hữu Thắng
Năm xuất bản
2022
Số tạp chí
04
Trang bắt đầu
179-185
ISSN
2354-080X
Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện nhằm mô tả thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông. Nghiên cứu tiến hành trên 419 hồ sơ bệnh án của người bệnh nội trú có thời gian điều trị ≥ 48 giờ tại các khoa lâm sàng. Kết quả cho thấy tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn bệnh viện là 4,3%. Khoa Hồi sức tích cực (33,3%) và khoa Ngoại (8,8%) có tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn cao nhất trong các khoa, trong đó phổ biến nhất là nhiễm khuẩn hô hấp (38,9%), tiếp theo đến nhiễm khuẩn vết mổ và nhiễm khuẩn tiêu hóa (27,8%). Xác định được 4 loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện: Pseudomonas aeruginosa (44,4%), Staphylococcus aureus (38,9%), Escherichia coli (11,1%) và Staphylococcus saprophyticus (5,6%). Người bệnh có thời gian nằm viện trên 7 ngày, nhiễm khuẩn lúc nhập viện và người bệnh có can thiệp thủ thuật có nguy cơ mắc nhiễm khuẩn bệnh viện cao hơn. Bệnh viện cần tiến hành các biện pháp giám sát thực hành nhằm tăng cường hiệu quả công tác phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện trong tương lai.

Abstract

A cross-sectional study was conducted to describe the current situation of hospital infection at Ha Dong General Hospital. The study was carried out on 419 medical records of inpatients with at least 48 hours of treatment in clinical departments. The results showed that the prevalence of hospital infection was 4.3%. The ICU (33.3%) and the Surgery Department (8.8%) had the highest infection rate among all departments. The most common hospital infections were respiratory infections (38.9%), followed by surgical wound infections and gastrointestinal infections (27.8%). Four types of bacteria causing hospital infections were identified: Pseudomonas aeruginosa (44.4%), Staphylococcus aureus (38.9%), Escherichia coli (11.1%) and Staphylococcus saprophyticus (5.6%). Patients with a period of hospitalization of more than 7 days, having infections at admission, and patients with surgical intervention were at higher risk of hospital infection. The hospital should conduct practical monitoring measures to strengthen the effectiveness of the prevention of hospital infections in the future