Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Thực trạng tăng huyết áp và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Thực trạng tăng huyết áp và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024
Tác giả
Nguyễn Thị Thùy Dung; Nguyễn Nhật Huy; Lê Thị Thanh Huyền; Đoàn Duy Tân
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
CD12
Trang bắt đầu
253-258
ISSN
2354-0613
Từ khóa nghiên cứu
Tóm tắt

Mô tả thực trạng tăng huyết áp ở người cao tuổi tại huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 321 người cao tuổi tại Huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh tháng 01 năm 2024. Thông tin thu thập bao gồm: các chỉ số nhân trắc, huyết áp, hút thuốc lá, hoạt động thể lực. Kết quả: Tỷ lệ mắc THA ở người cao tuổi là 74,8% trong đó tỷ lệ THA độ I, độ II, độ III lần lượt là 53,3%, 29,2% và 17,5%. Tỷ lệ mắc tăng huyết áp tương đương nhau giữa nam và nữ (71,7% và 76%) và tăng dần theo độ tuổi. Nguy cơ mắc THA ở nhóm có tuân thủ hoạt động thể lực theo khuyến nghị thấp hơn 20% so với nhóm không vận động thể lực (PR=0,8; 95%CI: 0,7 – 0,9) và NCT có hút thuốc lá có nguy cơ mắc THA gấp 1,3 lần so với những NCT không có tình trạng này (PR=1,3; 95%CI: 1,2 – 1,5). Kết luận: Người cao tuổi có tỷ lệ tăng huyết áp cao, có liên quan đến độ tuổi, hoạt động thể lực và hút thuốc lá. Cần nâng cao hiểu biết về bệnh THA, kiểm soát các yếu tố nguy cơ và tăng cường hoạt động thể lực.

Abstract

To describe the current status of hypertension among the elderly in Can Gio District, Ho Chi Minh City. Methods: A cross-sectional study was conducted on 321 elderly people in Can Gio District, Ho Chi Minh City, in January 2024. The information collected includes anthropometric measurements, blood pressure, smoking habits, and physical activity. Results: The prevalence of hypertension among the elderly was 74.8%, with Stage I, Stage II, and Stage III hypertension rates being 53.3%, 29.2%, and 17.5%, respectively. The prevalence of hypertension was similar between men and women (71.7% and 76%) and increased with age. The risk of hypertension in the group that adhered to physical activity recommendations was 20% lower compared to the group that did not engage in physical activity (PR=0.8; 95%CI: 0.7–0.9). Additionally, the elderly who smoked had a 1.3 times higher risk of developing HTN compared to those who did not smoke (PR=1.3; 95%CI: 1.2–1.5). Conclusions: The elderly have a high prevalence of hypertension, which is associated with age, physical activity, and smoking habits. It is necessary to raise awareness about hypertension, control risk factors, and promote physical activity.