Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Thực trạng trầm cảm theo thang điểm PHQ-9 ở người bệnh lao kháng thuốc tại Việt Nam năm 2023

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Thực trạng trầm cảm theo thang điểm PHQ-9 ở người bệnh lao kháng thuốc tại Việt Nam năm 2023
Tác giả
Lê Ngọc Huy; Nguyễn Bình Hòa; Lê Minh Giang; Nguyễn Huy Bình; Đinh Văn Lượng
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
CD3
Trang bắt đầu
27-35
ISSN
2354-0613
Tóm tắt

Trầm cảm là vấn đề nghiêm trọng trong quản lý và điều trị lao kháng thuốc. Trầm cảm làm tăng nguy cơ thất bại điều trị, kháng thuốc và nguy cơ tử vong. Thang điểm PHQ-9 là thang điểm được sử dụng rộng rãi trong đánh giá mức độ trầm cảm. Nghiên cứu này nhằm đánh giá mức độ trầm cảm và các yếu tố liên quan ở người bệnh lao kháng thuốc tại Việt Nam. Phương pháp: Nghiên cứu này áp dụng phương pháp định lượng qua bảng câu hỏi và phân tích thống kê mô tả để xác định mức độ trầm cảm và các yếu tố liên quan.Kết quả: Kết quả cho thấy 34,4% bệnh nhân không bị trầm cảm, trong khi đó có tới 36,8% bệnh nhân mắc trầm cảm nhẹ và 14% mắc trầm cảm trung bình. Mức độ trầm cảm tăng lên đáng kể ở những người từng quên uống thuốc lao (OR = 0,5; p = 0,032) và nhóm kiến thức kém với tỉ lệ trầm cảm cao (70,2%).Thảo luận: Nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sàng lọc và can thiệp trầm cảm ở bệnh nhân lao kháng thuốc, đặc biệt là những người có lịch sử không tuân thủ điều trị. Việc tăng cường hỗ trợ tâm lý và can thiệp kịp thời có thể cải thiện chất lượng cuộc sống và kết quả điều trị lao.

Abstract

This study aims to explore the prevalence of depression among drug-resistant tuberculosis (TB) patients in Vietnam. A total of 250 patients were sampled, utilizing the PHQ-9 questionnaire to assess levels of depression, along with gathering personal characteristics including age, geographical location, occupation, and treatment frequency.Methods: This quantitative study employed questionnaires and descriptive statistical analysis to identify depression levels and related factors.Results: Findings indicate that 34,4% of patients did not experience depression, whereas 36,8% suffered from mild depression and 14% from moderate depression. A significantly increased level of depression was observed in individuals who had a history of forgetting to take their TB medication (OR = 0,5; p = 0,032) and in the low-performing knowledge group with a high rate of depression (70,2%).Discussion: The research underscores the importance of screening and intervening for depression among drug-resistant TB patients, especially those with a history of non-compliance with treatment. Enhancing psychological support and timely intervention can improve the quality of life and treatment outcomes for TB patients.