
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc, tỉ lệ tuân thủ dùng thuốc và các yếu tố liên quan của bệnh nhân đái tháo đường và tăng huyết áp tại phòng khám ngoại trú Bệnh viện Lê Văn Thịnh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 240 bệnh nhân tăng huyết áp và/hoặc đái tháo đường từ 12 tháng trở lên tại phòng khám ngoại trú – Bệnh viện Lê Văn Thịnh từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2024. Sử dụng thang đo MMAS-8 để đánh giá tỉ lệ tuân thủ dùng thuốc. Kết quả: Trong điều trị đái tháo đường, metformin được chỉ định cao nhất (84,9%), phối hợp thuốc phổ biến là Biguanid + ức chế DPP-4 (17,6%). Đối với điều trị tăng huyết áp chủ yếu gồm: Chẹn Calci (CCB) (66,4%), chẹn Beta (BB) (64,6%), ức chế thụ thể angiotensin II (ARB) (57,4%). Phối hợp thuốc phổ biến là ARB+CCB+BB (17,0%). Tỉ lệ bệnh nhân tuân thủ dùng thuốc là 79,2%. Các yếu tố liên quan đến tuân thủ dùng thuốc bao gồm nghề nghiệp, số lượng thuốc điều trị (p<0,05). Kết luận: Tỉ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị dùng thuốc chưa cao. Do đó, nhân viên y tế cần chú trọng đến việc tư vấn và hướng dẫn cũng như tuyên truyền tuân thủ dùng thuốc thông qua các phương tiện truyền thông. Bệnh nhân cần hiểu rõ về tầm quan trọng của tuân thủ dùng thuốc trong việc kiểm soát bệnh, để góp phần nâng cao chất lượng sống và giảm các gánh nặng bệnh tật do bệnh mạn tính.
This investigation aims to evaluate pharmacotherapy utilization and adherence rates in managing diabetes mellitus and hypertension, and the association between medication adherence and pertinent patient-related factors among outpatients at Le Van Thinh Hospital in 2024.Methods: A descriptive cross-sectional study was conducted on 240 patients with hypertension, and/or diabetes mellitus for at least 12 months at Le Van Thinh Hospital between April 2024 and June 2024. Results: Regarding diabetes mellitus, metformin was the most frequently prescribed pharmacological agent (84.9%), with a common combination therapy being Biguanide + DPP-4 inhibitor (17.6%). For hypertension, the primary pharmacological classes included calcium channel blockers (CCBs) (66.4%), beta-blockers (BBs) (64.6%), and angiotensin II receptor blockers (ARBs) (57.4%). The prevalent combination therapy was ARB + CCB + BB (17.0%). The overall medication adherence rate was 79.2%. Factors associated with medication adherence included occupation, the number of therapeutic drugs (p<0.05). Conclusion: Patient adherence to medication regimens remains suboptimal. Therefore, healthcare professionals need to focus on counseling, guiding, and promoting medication adherence through mass media channels. Patients should understand the importance of medication adherence to improve their quality of life and reduce the burden of chronic diseases.
- Đăng nhập để gửi ý kiến