Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân suy thận mạn tại Thái Bình

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân suy thận mạn tại Thái Bình
Tác giả
Lê Thị Thanh Phương; Trần Khánh Thu; Trần Mạnh Hà
Năm xuất bản
2021
Số tạp chí
1
Trang bắt đầu
70-73
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân suy thận mạn tại Thái Bình (bệnh viện Đa khoa tỉnh và Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe tỉnh Thái Bình). Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân suy thận mạn chưa có chỉ định lọc máu chu kỳ tại địa bàn nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp dịch tễ học mô tả qua cuộc điều tra cắt ngang. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ bệnh nhân suy dinh dưỡng đánh giá bằng chỉ số BMI là 39,7%, đánh giá bằng thang điểm SGA chiếm 56,6% (trong đó có 8,3% suy dinh dưỡng nặng), không có sự khác biệt về suy dinh dưỡng giữa nam và nữ theo các thang phân loại khác nhau. Năng lượng khẩu phần trung bình của bệnh nhân là 1302Kcal/Ngày, trong đó giá trị Protid là 40,3 g chiếm 12,2%, Lipid là 22,5g chiếm 15,6%, Glucid chiếm 72,2%.Chỉ có 4,0% bệnh nhân có năng lượng khẩu phần đạt nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị, 6,9% bệnh nhân đạt trên75 % nhu cầu khuyến nghị, 47,7% bệnh nhân đạt dưới 50% nhu cầu khuyến nghị. Tỷ lệ bệnh nhân đạt nhu cầu khuyến nghị về Calci là 39,1%, sắt là 36,8%, tỷ lệ đạt nhu cầu các Vitamin đều dưới 20%.

Abstract

Evaluate the nutritional status of patients with chronic renal failure treated at Thaibinh Provine. Study subjects: Patients with chronic renal failure have no indication for dialysis cycle in the study area. Research Methodology: Descriptive epidemiologic study by cross-sectional survey. Research results: The prevalence of patients with malnutrition assessed by BMI was 39.7%, while the prevalence of patients with malnutrition assessed by an SGA score was 56.6% (including 8.3% of severe malnutrition). There are no differences in malnutrition between males and females according to different classification scales. The average dietary intake of patients was 1302 kcal/day, with Protid values of 40.3g, accounting for12.2%, lipid values of 22.5g, accounting for 15.6%, and glucid value was 72.2%. Only 4% of patients with dietary energy attained the recommended nutritional requirements, 6.9% patients achieved more than 75% of recommended energy demand, 45.6% of patients achieved less than 50% of recommended energy demand. The proportion of patients who met the recommended energy demand for Calcium was 39.1%, iron was 36.8%, the proportion of those meeting the recommended demand of vitamin was all below 20%.