Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở trẻ 2–5 tuổi suy dinh dưỡng đến khám và điều trị tại bệnh viện sản nhi tỉnh Quảng Ngãi năm 2019

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở trẻ 2–5 tuổi suy dinh dưỡng đến khám và điều trị tại bệnh viện sản nhi tỉnh Quảng Ngãi năm 2019
Tác giả
Trà Thị Thanh Vân; Nguyễn Đình Tuyến
Năm xuất bản
2020
Số tạp chí
1
Trang bắt đầu
165-169
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Đặt vấn đề Suy dinh dưỡng (SDD) và thiếu máu ở trẻ 2–5 tuổi vẫn phổ biến ở mức ý nghĩa sức khỏe cộng đồng trên nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Mục tiêu Xác định tỉ lệ thiếu máu thiếu sắt (TMTS) và tìm hiểu các yếu tố liên quan đến TMTS ở trẻ 2–5 tuổi có suy dinh dưỡng (SDD) đến khám tại Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh Quảng Ngãi. Đối tượng và phương pháp Mô tả cắt ngang trẻ từ 2–5 tuổi được chẩn đoán SDD đến khám và điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ngãi từ 07/2019 đến 20/10/2019. Kết quả Có 147 trẻ có SDD. Tỉ lệ thiếu máu là 85% với nồng độ Hemoglobin trung bình là 10,1 ± 1,3 mg/dl. Trong đó có 26,5% trẻ có TMTS. Tỉ lệ TMTS ở trẻ SDD nhẹ cân, thấp còi, gầy còm, phối hợp 2 thể SDD, phối hợp 3 thể SDD lần lượt là 0%, 23,5%, 20%, 34,8%, và 33,3%. Các yếu tố liên quan TMTS là trẻ sống vùng núi, hải đảo, người dân tộc thiểu số, trẻ được bú mẹ sau 1 giờ đầu sau sinh, trẻ được cho ăn dặm không đúng, ăn không đủ 4 nhóm thực phẩm, trẻ không được xổ giun định kì, trẻ tiêu chảy cấp trong vòng 2 tuần qua. Kết luận Tỉ lệ thiếu máu ở trẻ SDD cao, đặc biệt là TMTS. Cần tăng cường công tác phòng chống và điều trị SDD và TMTS.