Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Tình trạng trầm cảm ở người bệnh suy dinh dưỡng cao tuổi tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2023

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Tình trạng trầm cảm ở người bệnh suy dinh dưỡng cao tuổi tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2023
Tác giả
Trần Viết Lực; Nguyễn Ngọc Tâm
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
1B
Trang bắt đầu
70-74
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Đánh giá tỷ lệ trầm cảm trên người bệnh suy dinh dưỡng cao tuổi tại bệnh viện Lão Khoa Trung Ương. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên người bệnh cao tuổi nội trú và ngoại trú năm 2023. Người bệnh được đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng bộ công cụ MNA – SF (Mini Nutritional Assessment – short form). Tình trạng trầm cảm được xác định bằng hỏi bộ câu hỏi Geriatric Depression Scale (GDS-4). Kết quả: Có 410 người bệnh cao tuổi được tuyển vào nghiên cứu. Tuổi trung bình của nhóm đối tượng nghiên cứu là 76,3 ± 7,8 năm. Tỷ lệ nữ giới là 52,6%. Tỉ lệ trầm cảm ở người bệnh suy dinh dưỡng cao tuổi là 38,1%. Tỉ lệ này cao hơn ở nhóm ít có nguy cơ suy dinh dưỡng (13,8%). Theo thang đánh giá GDS-4, triệu chứng trầm cảm hay gặp nhiều nhất là không cảm thấy hạnh phúc trong phần lớn thời gian của mình (18,3%); tiếp đến là 14,0% người cao tuổi thường xuyên thấy chán nản, buồn bã; có 6% cảm thấy cuộc sống của mình trống rỗng và vô vọng. Kết luận: Tỉ lệ trầm cảm ở người bệnh suy dinh dưỡng cao tuổi là 38,1%. Cần sàng lọc thường quy tình trạng trầm cảm cho bệnh nhân có suy dinh dưỡng.

Abstract

To assess the rate of depressive symptoms among older patients having malnutrition in National Geriatric Hospital. Method: A cross-sectional study was conducted among outpatients and in patients in National Geriatric Hospital in 2023. Nutritional stutus was assessed by using MNA – SF (Mini Nutritional Assessment – short form). Depressive symptoms were evaluated by using Geriatric Depression Scale (GDS-4). Results: There were 410 elderly patients recruited into the study. The average age of the study group was 76.3 ± 7.8 years. The proportion of women is 52.6%. The rate of depression in elderly malnourished patients is 38.1%. This rate is higher in the group at low risk of malnutrition (13.8%). According to the GDS-4 assessment scale, the most common symptom of depression is not feeling happy most of the time (18.3%); Next is 14.0% of elderly people who often feel depressed and sad; 6% feel their life is empty and hopeless. Conclusion: The rate of depression in elderly malnourished patients is 38.1%. Routine screening for depression is needed in patients with malnutrition.