Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Tổng quan luận điểm về viêm mũi dị ứng và kết quả điều trị bằng phương pháp giải mẫn cảm đặc hiệu

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Tổng quan luận điểm về viêm mũi dị ứng và kết quả điều trị bằng phương pháp giải mẫn cảm đặc hiệu
Tác giả
Toukta Chaleunsouk; Phạm Trần Anh
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
1
Trang bắt đầu
186-191
ISSN
1859-1868
Từ khóa nghiên cứu
Tóm tắt

Đánh giá tổng quan nghiên cứu, báo cáo gần đây về hiệu quả điều trị cũng như tác dụng phụ khi sử dụng AIT. Phương pháp nghiên cứu: Tổng hợp toàn bộ những nghiên cứu lâm sàng về VMDƯ, và đánh giá kết quả điều trị bằng các phương pháp AIT, từ năm 2010 đến 2024, được đăng trên các cơ sở dữ liệu trực tuyến: Pubmed, Science Direct, Cochrane, Wiley, thư viện các trường Đại học Y Dược và tạp chí y học tại Việt Nam. Kết quả: Tổng cộng 2221 nghiên cứu (NC) đã được tìm kiếm, bao gồm 5 phương pháp AIT (SCIT, SLIT, ILIT, ITIT và ICLIT). Sau cùng, có 34 NC phù hợp để đưa vào phân tích toàn văn và trích xuất ra các dữ liệu. Nhiều thang điểm lâm sàng đã được đánh giá như điểm riêng biệt các triệu chứng, điểm triệu chứng kết hợp thuốc, tổng điểm triệu chứng mũi, điểm chất lượng cuộc sống và thang điểm VAS, và các thang điểm này đều được cải thiện đáng kể ở cả người lớn và trẻ em. Tỷ lệ IgE đặc hiệu trên tổng IgE (sIgE/tIgE) được xem như một dấu ấn sinh học tiên lượng điều trị AIT. Các Interleukin đặc trưng VMDƯ ở cả các tế bào Th2 đều giảm đáng kể sau điều trị AIT. Kết luận: AIT là phương pháp điều trị miễn dịch tiềm năng cho những bệnh nhân viêm mũi dị ứng.

Abstract

Allergic rhinitis (AR) affects approximately 400 million people worldwide and is one of the most common chronic diseases globally. Treatment of AR with symptom-relieving drugs only affects the chemical mediators that cause allergies, AR may reappear if the drug is stopped. Allergen-specific immunotherapy (AIT) has emerged as a potential alternative treatment method to treat AR. Objectives: Overview of recent studies on effectiveness after treatment as well as complications when using AIT. Subjects and methods: Summary of all clinical studies on AR and treatment effectiveness with AIT, from 2010 to 2024, on online databases: Pubmed, Science Direct, Cochrane, Wiley, University of Medicine and Pharmacy libraries and Medical journals in Vietnam. Results: A total of 2221 studies were searched, including five AIT methods (SCIT, SLIT, ILIT, ITIT and ICLIT). Ultimately, 34 eligible studies were included in the analysis. Many clinical criteria were evaluated such as individual symptom scores, total nasal and medication symptom score, total nasal symptom score, Quality of Life Questionnaire and VAS scores, and these scores were significantly reduced in both adults. and children. The ratio of specific IgE to total IgE (sIgE/tIgE) is considered a prognostic biomarker for AIT treatment. The Th2 cell interleukins that characterize of AR are significantly reduced after AIT treatment. Conclusions: AIT is a potential immunotherapy treatment for patients with allergic rhinitis.