
Đánh giá các yếu tố liên quan tới trầm cảm trên người cao tuổi có sa sút trí tuệ. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên người bệnh cao tuổi có sa sút trí tuệ tại bệnh viện Lão khoa Trung ương. Triệu chứng trầm cảm được đánh giá bằng thang điểm PHQ-9. Các yếu tố liên quan bao gồm đặc điểm chung, đặc điểm bệnh và các yếu tố khác. Kết quả: Tổng số 87 người tham gia nghiên cứu có trung bình tuổi là 76,84±8,38 tuổi. Người bệnh có sa sút trí tuệ có triệu chứng trầm cảm chiếm 43,7%. Thời gian mắc sa sút trí tuệ > 1 năm là yếu tố liên quan đơn biến với có triệu chứng trầm cảm (p=0,016). Các đặc điểm chung khác chưa tìm thấy mối liên quan với triệu chứng trầm cảm. Kết luận: Tỉ lệ trầm cảm ngày càng tăng trên người cao tuổi mắc sa sút trí tuệ. Thời gian mắc sa sút trí tuệ càng lâu thì tỉ lệ mắc triệu chứng trầm cảm càng tăng. Do vậy cần đánh giá nguy cơ trầm cảm trên người cao tuổi có sa sút trí tuệ khi thăm khám bệnh nhân.
To assess association between depressive symptom with related factors in dementia patients. Method: A cross-sectional study was conducted among dementia patients in National Geriatric Hospital. Depresive symptom was assessed by PHQ-9 questionnaire. Related factors including: general information, dementia characteristics and others. Results: Total 87 participants with mean and SD was 76,84±8,38. The prevalence of having depressive symptom was 43.7%. People living with dementia more than 1 year was significant associated with having depressive symptom with p value equal 0.016. Conclusion: The prevalence of depressive symptom in dementia patient was respectively high. People living with dementia more than 01 year have higher risk to have depressive symptom. Thus it is essential to evaluate depression on management dementia.
- Đăng nhập để gửi ý kiến