Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Trầm cảm và lo âu ở người bệnh tắc hẹp động mạch chi dưới mạn tính

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Trầm cảm và lo âu ở người bệnh tắc hẹp động mạch chi dưới mạn tính
Tác giả
Trần Thanh Vỹ; Huỳnh Kim Thông; Huỳnh Thúy Vy; Hồ Tất Bằng; Lâm Thảo Cường
Năm xuất bản
2024
Số tạp chí
3
Trang bắt đầu
375-379
ISSN
1859-1868
Tóm tắt

Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xác định tỷ lệ trầm cảm, lo âu ở người bệnh tắc hẹp động mạch chi dưới mạn tính. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 77 người bệnh nội trú tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, sử dụng thang đánh giá Trầm cảm và lo âu bệnh viện (Hospital Anxiety and Depression Scale). Kết quả: Độ tuổi trung vị là 71 tuổi (65-76). Nam giới chiếm 71,43%. Tỷ lệ trầm cảm và lo âu lần lượt là 25,97% và 23,38%. Trong các trường hợp trầm cảm, mức độ nhẹ, vừa và nặng chiếm tỷ lệ lần lượt là 60%, 25% và 15%. Tương tự, mức độ nhẹ, vừa và nặng của lo âu lần lượt là 77,78%; 16,67% và 5,55%. Kết luận: Người bệnh tắc hẹp động mạch chi dưới mạn tính đa số là nam giới nhập viện điều trị khi đã xuất hiện những biến chứng như loét và hoại tử chi. Tỷ lệ trầm cảm, lo âu ở người bệnh cao hơn đáng kể so với dân số chung. Việc triển khai các chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần toàn diện là vô cùng cần thiết để điều trị kịp thời và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Abstract

To describe the clinical and paraclinical characteristics and to determine the prevalence of depression and anxiety in patients with chronic lower extremity arterial occlusive disease (CLEAOD). Methods: A descriptive cross-sectional study was conducted on 77 inpatients at the University Medical Center Ho Chi Minh City, using the Hospital Anxiety and Depression Scale (HADS). Results: The median age was 71 years (65-76), with males accounting for 71.43%. The prevalence of depression and anxiety was 25.97% and 23.38%, respectively. Among the cases of depression, mild, moderate, and severe levels accounted for 60%, 25%, and 15%, respectively. Similarly, mild, moderate, and severe levels of anxiety accounted for 77.78%, 16.67%, and 5.55%, respectively. Conclusions: Patients with CLEAOD were predominantly male and were admitted for treatment after complications such as ulcers and limb necrosis had developed. The prevalence of depression and anxiety in these patients was significantly higher than in the general population. The implementation of comprehensive mental health care programs is crucial for timely treatment and improving the quality of life for these patients.