
Chúng ta hiện biết rất ít về cách thức những người tham gia cụ thể gửi và nhận thông tin về an toàn lao động, trong khi đây luôn là yếu tố thiết yếu góp phần tạo nên thành công của một dự án. Do đó cần có một nghiên cứu xem xét các mô hình trao đổi thông tin an toàn trong dự án xây dựng tại Việt Nam. Dữ liệu ở đây được thu thập thông qua các nghiên cứu điển hình và phỏng vấn sáu cán bộ quản lí của nhà thầu thi công trong các dự án khác nhau. Bài báo này trình bày cách tiếp cận phân tích mạng xã hội để đo lường, phân tích và so sánh cách thức giao tiếp về an toàn lao động diễn ra giữa những người tham gia dự án trong giai đoạn thi công. Các kết quả chỉ ra rằng có sự phân nhóm trong cách thức tổ chức trao đổi thông tin về an toàn lao động. Đồng thời, phần nào đó có tồn tại liên hệ giữa tần suất trao đổi thông tin về an toàn lao động và độ hài lòng đối với công tác an toàn lao động trong dự án của các cán bộ quản lí của nhà thầu. Bước đầu đã có thể phỏng đoán rằng tần suất trao đổi thông tin về an toàn lao động ở Việt Nam tương tự với nhiều quốc gia khác. Ngoài ra, các dự án có sự đa dạng về kênh liên lạc an toàn lao động. Về tính ứng dụng, các chỉ số như đã trình bày trong bài báo này hoàn toàn có thể đóng vai trò như một bộ chỉ số hàng đầu về hiệu suất an toàn, có thể được đo lường và mô hình hóa nhanh chóng ngay khi bắt đầu dự án và xuyên suốt quá trình thực hiện.
Little is known about how specific participants send and receive safety information and training whilst safety is always an essential factor contributing to the success of a project. Research examining the patterns of safety communication, especially in emerging markets like Vietnam, is therefore necessary. Data was collected through case studies and interviews with six contractor's managers in different projects. This paper presents a social network analysis approach that has been used a wide range of applications and disciplines to analyse and measure how safety communication occurs between project participants. The results show that there is a clustering in the way the organization communicates about occupational safety. At the same time, there is a relationship between the frequency of exchanging information on occupational safety and the satisfaction with the work safety in the project of the contractor's managers. Initially, it can be surmised that the frequency of information exchange on occupational safety in Vietnam is similar to that in many other countries. In addition, the projects have a variety of occupational safety communication channels. In terms of applicability, metrics like ones presented in this paper can perfectly serve as a leading set of safety performance indicators, which can be rapidly measured and modeled at the outset of a project and throughout project implementation.
- Đăng nhập để gửi ý kiến