Website được thiết kế tối ưu cho thành viên chính thức. Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký để truy cập đầy đủ nội dung và chức năng. Nội dung bạn cần không thấy trên website, có thể do bạn chưa đăng nhập. Nếu là thành viên của website, bạn cũng có thể yêu cầu trong nhóm Zalo "NCKH Members" các nội dung bạn quan tâm.

Triển khai áp dụng phương pháp giảng dạy TBL (Team-Based Learning) cho sinh viên điều dưỡng tại Trường Đại học Y-Dược, Đại học Huế

nckh
Thông tin nghiên cứu
Loại tài liệu
Bài báo trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Tiêu đề
Triển khai áp dụng phương pháp giảng dạy TBL (Team-Based Learning) cho sinh viên điều dưỡng tại Trường Đại học Y-Dược, Đại học Huế
Tác giả
Lê Văn An; Nguyễn Thị Kim Hoa; Phạm Thị Thúy Vũ; Nguyễn Trường Sơn; Dương Thị Ngọc Lan
Năm xuất bản
2023
Số tạp chí
06
Trang bắt đầu
149-154
ISSN
1859-3836
Tóm tắt

Học theo nhóm (TBL) gần đây trở thành một xu hướng phổ biến của giáo dục y tế toàn cầu trong hoạt động đẩy mạnh học tập tích cực. Đây là phương pháp giảng dạy tiên tiến phát huy sự tương tác, trao đổi và thảo luận của nhóm nhỏ, giúp tăng cường khả năng làm việc tập thể cũng như tư duy phản biện của người học. Tuy nhiên, việc áp dụng giảng dạy theo phương pháp này còn ít do hạn chế về nguồn lực trong xây dựng bài giảng. Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng khóa học chăm sóc sức khỏe người lớn có bệnh nội khoa về tim mạch theo phương pháp giảng dạy TBL cho sinh viên điều dưỡng. Kết quả nghiên cứu: Hoàn thành xây dựng định hướng gói học tập TBL chăm sóc bệnh tim mạch, các bài kiểm tra cá nhân và thảo luận nhóm khi áp dụng giảng dạy theo phương pháp này và các nguồn tài liệu tham khảo chuẩn bị cho sinh viên tự nghiên cứu trước khi lên lớp. Kết luận: Việc triển khai và áp dụng phương pháp giảng dạy TBL là cần thiết, giúp cho sinh viên tích cực tham gia học tập, cải thiện kĩ năng giao tiếp, tư duy phản biện, kỹ năng ra quyết định và tăng mức độ hài lòng về kết quả học tập, ngoài ra giảm tải được thời gian lên lớp.

Abstract

Group learning (TBL) has recently become a popular trend in global health education in promoting active learning. This is an advanced teaching method that promotes small group interaction, exchange, discussion and enhances students’ ability to work together as well as their critical thinking. However, the application of the teaching method is rarely used due to limited resources in building lectures following this method. Objectives: To develope health care courses for adults with cardiovascular diseases according to the TBL teaching method for nursing students. Results: Complete building orientation packet learning TBL care for cardiovascular disease, the test of individual and group discussions when applied to teach in this method, the source reference materials prepared for students to self-study first before going to class. Conclusion: The deployment and application of TBL teaching methods are necessary, helping students to actively participate in learning and improve communication skills, critical thinking, decision-making skills, and increased satisfaction with learning outcomes, in addition to reducing the time spent in class.